(Bắt đầu trang 1.)
Lời Tựa
Những đoạn văn ngắn gọn minh triết và thông suốt trong cuốn Tự Kỷ Giáo Pháp là đề ra những công thức đốn văn, mở Đạo một cách thuần hoá pháp môn thanh tịnh.
Mở một bài kinh văn
Giác ngộ một chơn tánh.
Vũ Trụ Hư Vô lấy khí hoá vận hành để tiến Dương bổ Âm, sanh dưỡng con người, thú cầm, và vạn vật.
Nhìn lại các kỳ hoa dị thảo sống giữa gió sương, nhưng vẫn khoe mình đua nở, để dâng cho đời một mùi hương thơm thanh nhẹ.
Đạo kết lý để mở mang,
Khí kết tịnh để nuôi dưỡng.
Trời Đất bao la nhưng soi thấu lòng người.
Đạo Học tuy vô vi nhưng nhờ văn chương để tỏ sáng.
Mỗi bài văn ngắn trong đây là những loại hoa nho nhỏ đang đua nhau nở rộ giữa vườn Xá Huệ Quốc của những tâm hồn đạt Đạo. Những lời văn ngôn nó sẽ là ngọn gió Xuân sưởi ấm tình người, cho những ai đi vào trong một biển yêu của Thượng Đế.
Xuân về nhìn hoa Trời,
Đạo về nhìn hoa tâm.
Tình Trời hiện hửu trong khắp mọi nơi. Tình người đại diện cho Ngài, khai sáng khắp cả Vũ Trụ và con người, như cha mẹ và con sống chung trong một gia đình vô vi cao cả. Chỉ có số người quên đi khối tình của Vũ Trụ Đại Đồng mới thấy mình cô đơn vô vị.
Nếu bạn là một người tu thân tham thiền nhập định, bạn sẽ đón nhận được tình Trời yêu thương vô cùng tận đang hiện diện trong một con người hiền tu minh giác. Con người càng đi sâu vào trong nội thức thì càng hưởng trọn vẹn nguồn hạnh phúc thiêng liêng của tình Trời.
Hạnh phúc vô tư sống trong mình
Vô hình vô tướng sáng quang minh
Tình yêu tôi hiệp tình Hoàn Vũ
Cầm đuốc từ quang độ nhân sinh.
Ngắm lại vườn hoa của Thái Bình
Tình Trời cao thượng đắc Chơn Linh
Hoa sen hạnh đức luôn sống mãi
Mãi sống trong lòng của chúng sinh.
Kính Bái,
Đức Thầy Vô Danh Thị.
Chơn Đạo Vô Hình.
Chơn Phật Vô Tướng.
Chơn Nhơn Vô Danh.
Chơn Tu Vô Tranh.
TỰ KỶ GIÁO PHÁP
1. Lập Thành Văn Tự 9 Khí của Đạo
Văn tự lập thành bái bản.
Học hành để trao giồi đức hạnh.
Xem xét cho tột cùng của chơn lý.
Ngẫm nghĩ cho ra chỗ hiệp thân.
Chăm chỉ để luyện tập thành nhân.
Ca ngợi sự quang minh của Đạo.
Phi tưởng cho tới chỗ vô cùng.
Bao la rộng lớn không còn diễn tả.
Vô tận đến chỗ miễn bàn mà lại vào thời kỳ sơ khai kế tiếp.
2. Thiên Chân - Có 7 Thời Kỳ Tu Dưỡng
Nhờ văn tự để hiểu biết.
Nhờ hiểu biết để lãnh hội.
Nhờ lãnh hội để thực hiện.
Nhờ thực hiện mà thông suốt.
Nhờ thông suốt mà Hư Vô.
Nhờ Hư Vô mà đạt Đạo.
Nhờ đạt Đạo mà thay Trời hành Đạo.
3. Hành Đạo - Lập Văn Tự
Còn nói được là còn lập văn tự, là còn đi trong cơ phổ truyền giáo hoá để độ môn sinh.
Còn nói không ra lời là đi vào chỗ tham thiền nhập định, luyện tánh, tầm lý quang minh. Khi đã tìm được chơn lý quang minh là không còn lời để nói chỗ siêu diệu của Đạo.
Vì:
Diễn giải sẽ sai.
Nghe thấy chưa chánh.
Hiểu biết chưa đủ.
Đo đường không được.
Nhận xét không thấu.
Vô tướng, phi tướng.
Chơn lý miễn bàn.
Đã đi vào miễn bàn thì ai tu nấy đạt, ai ngộ nấy biết, ai luyện nấy thông, ai học nấy hiểu chỗ quang minh. Đã thật đến chỗ minh diệu vô vi là miễn bàn.
4. Mở Sự Huyền Ẩn Của Đạo
Cánh cửa lương tâm mở ra thì truy được cái Thiên Lý gần xa huyền sáng.
Cái đức hạnh dấn thân tự học mở ra, sẽ thấy được các cảnh giới thanh tịnh.
Cái độ lượng nhân hoà từ ái mở ra, thì sẽ gồm thâu được không gian lớn rộng vào trong lòng mà xét cho thông suốt chỗ linh tâm.
Cái tánh lý huyền tịnh mở ra, sẽ kết hợp được điển quang Thiên Lý để lập đảnh an lư kết thai hành độ.
Cái linh tâm mở ra, sẽ cảm ứng được lòng Trời ban phát linh khí của Hư Vô, tự nhiên an tịnh.
Khi hiểu được Đạo Lớn.
Thì phải biết ẩn ngôn.
Các sự linh ứng cảm.
Học được và sự hiểu biết.
Phải bí mật vô vi.
Để truy tiếp tục Thiên Lý.
- Đến đây phải nhớ kỹ:
Động thì tuột - che lấp.
Tính toán thì mất - ẩn yên.
Lộ bày thì hết linh - vô vi.
Hiểu biết thì an - yên lặng.
Đủ đầy thì yên - thông suốt.
Thanh tịnh thì sáng - linh tâm.
Đạt định thì huyền - huyền ẩn.
Vô tư tự nhiên thì - hiện rõ.
Vô vi siêu nhiên thì - Lục Huệ.
Đạt Lục Huệ ra vào Sáu cõi.
Mở linh tâm lên xuống ba nhà.
Thông suốt pháp giới hồi quang phản chiếu diện mục bổn lai.
Thấu hiểu Thiên Cơ mà lại sống an nhiên với Đạo.
5. Luyện Đạo Quang Minh.
Minh được Đạo thì các linh cảm mở ra để ứng vào bộ máy huyền vi của Thượng Đế mà thấy biết để học cái khoa học siêu nhiên.
Huyền được Đạo là kết tụ tất cả các khí linh của Trời Đất vào trong Đạo, lưỡng cực Âm Dương nhị khí. Rồi hội tụ tất cả linh thể của Thượng Giới vào Kim Thân mà kết thành một Linh Thai của Đạo, an tụ ở cung Thái Cực. Luôn ở ngôi giữa hiệp lý trung dung mà an các khí Dương thuần bổ Dương, Âm thuần bổ Âm, mà kết khí linh vào lập thể.
Thể đó thuần Dương.
Thể đó thuần Âm.
Thể đó không Âm Dương.
6. Huyền Hoá
Nó đi lên thâu khí Vô Cực.
Nó đi qua trái qua phải thâu khí Âm Dương.
Nó ở ngôi giữa nắm giữ tâm Đạo.
Đức của nó hiệp vào cùng Trời Đất.
Đạo của nó hiệp vào lò lớn Vô Cực.
Nhân của nó hoà vào biển yêu từ ái.
Bi của nó sanh ra Đại Bi để cứu độ.
Trí của nó sanh ra Đại Trí để thuyết pháp.
Dũng của nó sanh ra Đại Dũng để hộ pháp.
Nó đi ra ngoài chu du Sáu Cõi học tập.
Nó đi về lò Trời để luyện Thần Quang.
Nó đi xuống Ba Nhà để phổ bá.
Hỏi nó thì nó lại vô danh.
Học nó thì phải vô vi thanh tịnh.
Hiệp nó thì phải quang minh chánh định.
7. Cõi Phi Phi Tưởng
Đạo Trời thì bao la, người ngộ Đạo thấy hình như ở trước mắt.
Tình Trời như biển lớn, người ngộ gom trọn vào trong lòng cất kỹ.
Đạo tức chủ thị
Chủ thị là tâm.
Nhãn thức tâm thông.
Nhãn thông tâm thức.
Soi đâu tỏ đó.
Truy đâu biết đó.
Học đâu hiểu đó.
Minh đâu đạt đó.
Vô vi rồi lại vô vô vi.
Hửu vi rồi lại hiển hiển vi.
Động tịnh rồi biến giải vô cùng.
Vô tư rồi lại hiện về đầy đủ.
Tâm là nhãn tạng, là Thiên Lý vô hình. Rồi trong cõi Vô Hình lại có cõi Vô Vô Hình làm chủ:
Điều hành Tam Giới.
Lãnh đạo Càn Khôn.
Có qua hết Vô Cực Hư Linh Chi Khí thì mới lộ ra một cảnh hiện hửu. Đó là một nước Trời Vô Vô Vi Huyền Huyền Ẩn, Hiển Hiển Vi Chí Linh Chí Diệu Chí Vô Tư, mà lại hiện thân rõ cả Tam Giới làm việc.
8. Hình Đồ Tam Thế

Trời Động - Đất Tịnh - Nhân Hoà.
Trời động chuyển khí,
Khí hoá vận hành,
Sanh sanh hoá hoá.
Đất tịnh yên chịu,
Lặng lẽ dưỡng nuôi,
Muôn loài vạn vật.
Người tu mới đắc,
Nhân đạo suốt thông,
Trên hoà dưới thuận.
9. Không Gian Là Đạo
Trời không gian,
Trời tròn Đạo.
Đất yên tịnh,
Đất gần Đạo.
Người thế gian,
Bởi còn gian,
Nên xa Đạo.
10. Chánh Khí Trời Đất
Hư Vô - Huyền Khí.
Thái Cực - Thanh Khí.
Lưỡng Nghi - Âm Dương Khí.
Tam Thanh - Trời Trăng Sao Khí.
Tứ Tượng - Bốn Mùa Khí.
Ngũ Hành - Ngũ Khí Triều Nguyên Khí.
Lục Đạo - Lục Mạch Thần Khí.
Thất Trùng Thiên - Thất Tình Lục Dục Khí.
Bát Quái - Bát Tiết Thời Khí.
Cửu Trùng Thiên - Chánh Khí Trời Đất giao hoà trở lại Nguyên Thuỷ.
1. Hư Vô Huyền Khí chuyển Thần Linh
Vô hửu sanh ra vật có hình
Hoá hoá sanh sanh, Không làm chủ
Sanh Trời, sanh Đất, vạn sinh linh.
2. Thái Cực là thân thể Đất Trời
Trung dung minh chánh nắm ba ngôi
Đòn cân công lý là cơ Đạo
Vũ Trụ Càn Khôn lập lại rồi.
3. Âm Dương Trời Đất chủ Càn Khôn
Phân định hai ngôi của vía hồn
Nam ở Thiên Hoàng chầu Ngọc Đế
Nữ sanh về Mẹ ở Diêu Cung.
4. Tam Thanh giáo chủ đứng ba ngôi
Săn sóc ngày đêm cái máy Trời
Coi ngó trời trăng hàng tinh tú
Vận hành luật Đạo giúp nhân loài.
5. Tứ Quý sanh ra luật bốn mùa
Đông, Tây, Nam, Bắc chuyển hườn Vô
Bốn mùa tám tiết luôn giao cảm
Định lý Càn Khôn luôn điểm tô.
6. Ngũ Đế trong coi luật Ngũ Hành
Triều nguyên năm khí hoá sanh sanh
Ngũ Hành sanh khắc luôn hành luật
Dẫn độ muôn loài cứu chúng sanh.
7. Lục Đạo xưa nay tỏ rành rành
Nhẹ lên Tiên Giới học Tam Thanh
Nặng theo Lục Đạo đi trả nghiệp
Vào kiếp luân hồi hoá chúng sanh.
8. Thất Tình Lục Dục giữa nhân sanh
Dứt khoát quay lưng Đạo mới lành
Mộng trần cháy sạch tiêu lòng dục
Trở gót hài Tiên, Đạo mới thanh.
9. Bát Công Đức Thuỷ chuyển Càn Khôn
Trận pháp Trời sanh ứng vô cùng
Trên chuyển máy Trời theo hình luật
Dưới thâu Địa Sát dạy linh hồn.
10. Chín Khí Đất Trời được hoá sanh
Chín luồng thuỷ điển độ năm hành
Pháp Trời trăm họ về an trụ
Chính Khí trong coi cơ Hoàng Vũ.
(Hết trang 12.)
(Tiếp theo trang 111.)
155. Định Quán Tâm Kinh
Kẻ muốn tu Đạo trước phải dứt bỏ cái lòng trần. Việc trần dứt hết chẳng còn động tâm. Rồi sau mới ngồi yên để xét thấu chơn tâm. Kế đến các tham lam, nghĩ xằng, trôi nổi, thảy diệt trừ hết. Đêm ngày lo công phu, phút giây không ngừng nghỉ.
Chỉ trừ tâm động, không trừ tâm sáng. Chỉ chuyên chú tâm không, chẳng chuyên chú tâm trụ.
Không ỷ lại bất cứ một pháp nào, thì mới mong đứng vững hoài hoài, tức là tập tâm pháp.
Phàm tâm luôn tranh giành. Kẻ học Đạo trừ nó rất khó, hoặc trừ không nổi. Nhưng bỏ qua như không có, ắt nó tự mất đi. Tranh giành qua lại đẻ ra trăm cái xấu.
Kiên nhẫn suy nghĩ kỹ càng mới có thể thuần thục chính chắn. Chẳng nên vội vã thâu lượm kết quả, rồi muôn ngàn đời Đạo Quả chẳng thành. Khi mình còn thiếu thanh tĩnh, thì vẻ uy nghi được biểu lộ vào trong những lúc đi đứng ngồi nằm. Trốn giao tiếp nơi ồn ào. Phải làm cho ý yên định. Cái có, cái không đều trở về cõi Hư Vô. Trốn yên, trốn động, cuối cùng cũng hiệp lại một.
Nếu bó tâm gắt quá sẽ sanh bệnh uất khí, thành điên cuồng, đó là nguyên do.
Nếu tâm bất động, phải lo thả lỏng, mau chậm đúng lúc. Luôn luôn tự điều hợp thích nghi cùng hoàn cảnh.
- Gò bó mà không trói buộc.
- Buông thả mà không động loạn.
- Ồn ào mà không đáng ghét.
- Phiền phức mà không chán nản.
Đó là chơn định.
Không tiếp được sự vui vẻ, nên sanh ra lắm chuyện. Nếu muốn một cách gượng ép sẽ sanh rối rắm.
Lấy sự không phiền toái làm nơi trú ngụ đích thực.
Gặp trở ngại phải giải quyết một cách êm xuôi.
Nếu lấy gương nước để soi ắt mọi điều hiện rõ.
Mọi phương cách muốn giải chỉ nhập định mới có thể huệ phát mau lẹ. Người trong khi tịnh chẳng nên gấp gáp, ắt làm thương tổn tới tính. Thương tổn ắt không có huệ.
Nếu như định mà không cầu huệ thì huệ mới sinh, đó là chơn huệ.
Có huệ mà không dùng tới, thật biết rõ mà như dốt, thì huệ mới hiệp về tròn sáng.
Định huệ gia tăng càng đẹp vô cùng.
Nếu trong lúc tịnh còn nghĩ ngơi vẩn vơ, quyến luyến tà khí, vấn vương thăm mối, Yêu Ma sẽ theo đó mà xuất hiện liền liền phá quấy.
Được thấy Thiên Tôn, Chân Nhân là điều tốt lành vậy. Nhưng không có ý đến lại gần các Ngài.
Trước khi định, làm sao cho tâm trống vắng, không gì che phủ.
Sau khi định, tâm rỗng rang không gì ngăn cản.
Nghiệp cũ ngày một tiêu tan. Nghiệp chướng chẳng gây thêm, không còn trở ngại, để thoát xa lòng trần thế.
Chịu khó thực hành những điều nói trên lần lần, tự nhiên đắc Chơn Đạo.
Phàm những kẻ Đắc Đạo tất có được bảy điểm như sau:
Kẻ tâm đạt định, dễ thấy các tánh trần hiện ra.
Kẻ trừ hết các thói tật kiếp trước, thân tâm nhẹ nhỏm, sảng khoái vô cùng.
Kẻ tự bồi bổ khỏi chết sớm, sẽ hồi sinh trở lại, trường sanh.
Kẻ có số mạng dài cả mười ngàn năm gọi là Tiên Nhân.
Kẻ luyện hình chất thành khí lực gọi là Chân Nhân, tức người thành Đạo.
Kẻ luyện khí thành Thần gọi là Thần Nhân, tức người đạt Đạo.
Kẻ luyện Thần làm một với Đạo gọi là Chí Nhân, tức người thành Đạo.
Sức Đạo soi càng mạnh, hoả khí càng tỏ sáng.
Tu tới mức thành Đạo trí huệ tròn đầy.
Nếu học tịnh tâm một thời gian lâu mà chưa có một chút thanh điển, tuổi tác thêm cao, thể chất suy nhược, sắc diện phai tàn, mà tự cho mình mở huệ đắc Đạo Quả, thực chẳng hợp lý chút nào. Các vị chơn tu nên nghĩ kỹ.
156. Ba Bước Thiền
Sơ Pháp Môn Thiền Học: Là phương pháp luyện khí Dương để bổ Dương. Dùng hơi thở dài để mở luồng điển Nhâm Mạch, Đốc Mạch. Khai thông khối óc, quân bình Ngũ Tạng, thanh lọc điều hoà kinh mạch.
Trung Pháp Môn Huyền Học: Là dùng hơi thở nhẹ nhàng, điều độ, cho chạy dọc theo đường Nhâm Đốc Mạch. Lấy Dương bổ Dương, lấy Âm bổ Âm, cho hai khí trong người thuần Dương, thuần Âm, tự nhiên phát huệ. Từ đó mở được Tam Thanh, Ngũ Khí, Lục Mạch, Tam Điền, mà biết được một phần Thiên Lý để vào Trung Giới học Đạo.
Đại Pháp Môn Giải Thoát: Là làm chủ hai khí Âm Dương, thuần Đạo Thái Cực. Học chỗ an lư lập đảnh, kết thai. Luyện chỗ khiếu linh, thu hút khí linh của Trời Đất để khai mở linh tâm. Biết được ngày giờ Vũ Trụ mở cửa để vào lò Trời luyện khí hoá hình, luyện hình đạt Đạo. Rồi đem ba thốn khí hiệp cùng khí hoá của Hư Vô chi khí. Biết ngày giờ vào thất để định cho có kết quả và cũng để dưỡng Thánh Thai sản thể.
Học mật ngữ để mở khiếu linh.
Học ẩn ngôn để thông suốt Trời Đất.
Tất cả đều nằm trong Khoa Học Huyền Bí của Trời.
- Hết -
(Hết trang cuối.)
(Tiếp đầu trang 109.)
154. Cơ Đại Đồng
Đạo quy lai Tam Ngươn lập lại
Trời mở cơ chọn Đại Căn duyên
Ra giáo truyền xây dựng Đồ Thiên
Đời thạnh trị Phật Tiên tái thế
Quy Ngũ Châu hiệp nhau một thể
Tam Giáo khai Đạo Học Thái Bình
Giáo môn đồ khai mở điển kinh
Ngũ giác hội Thần Linh tỏ sáng.
Chi cho tới Hư Không truyền cảm
Về đầu nguồn ngộ tánh Như Lai
Một Đạo Trời chơn lý không hai
Gốc Di Lạc tái sanh độ thế
Tái tạo lại Kim Thân linh thể
Lập ra nền công lý đại đồng
Long Huỳnh khai năm sắc Tiên phong
Hoa Thiên Mạng vào chầu Ngọc Đế
Đại Hồn Phật Như Lai chuyển thế
Hội ra thành Phật Đạo quần Tiên
Kỳ Tam Hoàng chỉnh đốn máy Thiên
Ba tiếng sấm quy lai kim cổ
Tại Hán Thất đi theo Thiên số
Đất Long Hoa bảo pháp hành y
Thiên Mạng sanh đậu Trạng văn thi
Nam Thiên mở trường thi đạo đức
Hán Thất có khoa trường của Phật
Để phong hàng đạo đức cao minh
Phán Quan cùng Tam Giáo lai kinh
Xét nhân phẩm quy hình Phật Quốc
Cơ Thiên mở chuyển cùng Trời Đất
Phong võ thay thời tiết hai mùa
Thần dân an theo mệnh Thiên Cơ
Lập lại cảnh bồng lai tại thế
Pháp Như Ý Trời khai Thánh Thể
Nước của Trời Thượng Đế thụ phong
Trời mở ra lập lại công đồng
Mở nước Phật đại đồng dân tộc.
(Hết trang 110.)
(Tiếp đầu trang 101.)
147. Nhân Hiền
Nhiều nhân sĩ ẩn mình khuất bóng
Sống vẫy vùng an định non sông
Danh ngay như bá với tòng
Thác chôn một góc núi sông bia vàng.
148. Tình Thương
Tình thương thể hiện:
Lúc gần thì an nhiên.
Lúc đến thì vui vẽ.
Lúc đi thì tha thiết.
Lúc đau thì chăm lo.
Lúc chết thì thương tiếc.
Cái mình có không biết quý
Khi nó mất thì hối tiếc.
Có nên quý, mất nên bình thản.
Có bình thản, mất nên ung dung.
Là người biết xử lý đúng việc.
Tình thương là cây thước đo lường nhân ái.
- Người có Đạo:
Thương thì bao dung.
Yêu thì quý ái.
Quý thì lễ nghĩa.
Trọng thì kính cẩn.
- Người đời:
Thương thì chiếm giữ.
Yêu thì trói buộc.
Quý thì giành giựt.
Trọng thì bợ đỡ.
149. Cách Hoá Giải
Pháp: Lấy tinh thông để giải các lý.
Lấy khí hoá để di chuyển.
Lấy thần lực để hiệp Đạo.
Đạo: Lấy đức để bao dung.
Lấy nhân để kế nghiệp.
Lấy duyên để kết quả.
Người: Lấy hiếu để đền ơn.
Lấy nghĩa để báo đáp.
Lấy trung để phò trợ.
Tâm: Lấy tánh để giao kết.
Lấy thần để tỏ sáng.
Lấy thức để hiểu biết.
Oán: Lấy thi ân để giải.
Lấy từ bi để dung chứa.
Lấy nhịn nhường để bao dung.
Yêu: Lấy vô tư để hoà ái.
Lấy thanh thản để kết hợp.
Lấy tự nhiên để hạnh phúc.
Dục: Lấy Thiên Lý để giải thoát.
Lấy kinh lý để đả thông.
Lấy pháp môn để hoá giải.
Động: Lấy thanh thản để bù đắp.
Lấy văn chương để cải cách.
Lấy vô tư để giải thông.
150. Vấn Đạo
Đừng hỏi trí, trí sẽ hỏi tâm.
Đừng hỏi tâm, tâm sẽ hỏi tánh.
Đừng hỏi tánh, tánh sẽ hỏi tình.
Đừng hỏi tình, tình sẽ hỏi dục.
Trí không trí là huệ.
Tâm không tâm là giác.
Tánh không tánh là nhân.
Tình không tình là đức.
Dục không dục là an.
Cây to, nhờ tàng rộng.
Núi cao, băng tuyết lạnh.
Biển sâu, sóng gió lớn.
Cầu Đạo Lớn, quên danh phận.
Muốn đi đến chỗ vô cùng phải biết dùng phương tiện, coi thường dư luận nhân gian, thì mới đủ bi trí dũng mà hành Đạo.
Muốn cứu độ lớn:
Xem nhẹ tình đời.
An tâm hành độ.
Khổ, khổ, khổ,
là cứu cánh của Đạo.
151. Đời Đạo Kết Thể
Đời nhờ Đạo để khai hoá.
Đạo nhờ đời để truyền nhân.
Tu nhân thì phải tích đức.
Tu chính thì phải nghiêm minh.
Tu thân thì phải có pháp.
Tu tâm thì phải tỉnh Đạo.
Tu luyện thì phải ẩn yên.
Tu sơn thì phải kết linh huyệt.
Tu thị thì phải hoà đồng.
Tu chùa thì phải bố thí.
Tu nhà thì phải khoan dung.
Tu Đạo thì phải yên phận.
Tu khôn thì phải khéo léo.
Thuyền chạy nhờ máy.
Thuyền đậu nhờ neo.
Thuyền chèo nhờ dầm.
Thuyền ngay nhờ lái.
Tu tịnh nhờ thông.
Tu thanh nhờ giải.
Tu đạt nhờ luyện.
Tu thiện nhờ căn.
Miếng lợi thường đi chung với miếng hại.
Chỗ hay thường đi chung với chỗ dở.
Người được chê cho tới cùng tận,
Lại là người được khen cho tới vô cùng.
152. Đạo Trường Sanh
Đi nhanh thì biết nhường nhịn.
Đi chậm thì biết tiến giải.
Đi bình thì biết trung dung.
Học kinh lý, phải cầu hiểu biết.
Đã hiểu biết, thì phải thực hành.
Được thực hành, phải xét cho minh.
Xét cho minh, thì làm tới chót.
Đã tới chót, thì tự hoá giải.
Được hoá giải, thì phải cải cách.
Được cải cách, thì hiệp văn minh.
Được văn minh, nên khai giáo pháp.
Được giáo pháp, cần chỗ giác ngộ.
Được giác ngộ, thì thấy khả năng.
Được khả năng, thì biết đo lường.
Được đo lường, thì biết nhún nhường.
Được nhún nhường, thì thuần mối Đạo.
Được thuần Đạo, chơn lý mở mang.
Được mở mang, thì đi cùng khắp.
Được cùng khắp, thì hiệp lòng Trời.
Được lòng Trời, thì đạt Đạo Lớn.
Đạt Đạo Lớn, thì không muốn đầy.
Không muốn đầy, thì đến vô cùng.
Được vô cùng, thì sống mãi mãi.
Được sống mãi, là Đạo Trường Sanh.
Đức tiến theo nhu.
Đạo tiến theo linh.
Nhân tiến theo lòng Trời,
Thì được Trời ân độ.
153. Nhờ Cậy Nhau
Non nhờ nước để mát lòng.
Nước nhờ non để giao cảm.
Gió nhờ nước để làm mây.
Mây nhờ nước để chu du.
Đạo nhờ đức để ban phước.
Đức nhờ Đạo để sáng chói.
Âm nhờ Dương để kết thân.
Dương nhờ Âm để sanh trưởng.
Biển nhờ sông để hiệp thể.
Sông nhờ biển để thanh lọc.
Cây nhờ đất để dưỡng nuôi.
Đất nhờ cây để bón phân.
Tịnh nhờ động để ban ra.
Động nhờ tịnh để hiệp lại.
Người nhờ đất để dưỡng nuôi.
Đất nhờ người để khai hoá.
Chồng nhờ vợ để truyền đời.
Vợ nhờ chồng để yên Đạo.
Thanh nhờ trược để kích động.
Trược nhờ thanh để hoá giải.
Đạo nhờ lý để mở mang.
Lý nhờ Đạo để khai ngộ.
Pháp nhờ luyện để phát minh.
Luyện nhờ pháp để đắc ngộ.
Thầy nhờ trò để truyền đời.
Trò nhờ Thầy để sáng Đạo.
Hạnh nhờ đức để độ lượng.
Đức nhờ hạnh để phổ bá.
Người nhờ Trời để cảm hoá.
Trời nhờ người để truyền ra.
Thanh nhờ liêm để trung chánh.
Liêm nhờ thanh để lập hạnh.
Nên nhờ hư để dạy dỗ.
Hư nhờ nên để thành công.
(Hết trang 108.)
(Tiếp đầu trang 92.)
131. An Vi
Thiên Địa an vi,
Vô vi khôi phục.
Huyền đức tỏ sáng,
Tân Dân Minh Đức.
Chánh khí hiệp về,
Thái Bình trăm họ.
132. Yên Thân
Yên cái yên thân mình,
Thân yên tráng kiện.
An cái an tâm mình,
Tâm yên thánh thiện.
Người mà có xác thân tráng kiện, lương tâm thánh thiện, thì họ hành Đạo vì tâm tự nguyện, bất vụ lợi.
133. Đạo Dụng Đức
Chánh đức quân minh.
Rộng đức dung chứa.
Dư đức bố thí.
Đủ đức an phận.
Thiếu đức tu luyện.
Hành đức độ tha.
Toàn đức hiệp Đạo.
134. Chánh Được Đức
Chánh được đức:
Quân thần công lạc.
Thiên hạ âu ca.
Thái Bình trăm họ.
135. Đức Được Mở Rộng
Đức rộng thì dung chứa những cái người đời không dung chứa nổi, đó là nhẫn nhịn để đạt Đạo.
136. Khí Chuyển
Động được thần,
An được Đạo.
Tịnh được thần,
Yên được Đạo.
An Đạo, thần chuyển.
Yên Đạo, tâm giao.
137. Văn Minh Của Đạo
Đời sống bình an,
Hoà bình khôi phục.
Đời sống an nhiên,
Thái Bình lập lại.
Đạo đức thuần phát,
Trộm cướp tự diệt.
Luân lý khôi phục,
Tệ đoan tự tán.
Con người văn minh,
Thì hết đấu tranh.
Bổng lộc dư giả,
Thì hết tôi gian.
Nhân đức mở rộng,
Tà khí dang xa.
138. An Đạo
Tịnh được khẩu,
Chơn khí đầy.
Chơn khí đầy,
Tâm được an.
Tâm được an,
Trụ được Đạo.
Trụ được Đạo,
Thông kinh mạch.
Thông kinh mạch,
Nhâm Đốc chuyển.
Nhâm Đốc chuyển,
Cơ thể động,
Tiến hoá vô cùng.
139. Đạo Tịnh
Dương tiến Dương.
Âm tấn Âm.
Bình thì trụ.
Hoà thì giải.
Tịnh thì thanh.
Giải thì thoát.
Định thì huệ.
Lọc thì trong.
Chuyển thì sáng.
Truy thì hồi.
Động thì tuột.
Hiểu thì mất.
Muốn thì mê.
Biết thì ngủ.
Tham thì mờ.
An thì tỏ.
Yên thì ngộ.
Đến chỗ không.
Về chỗ có.
Lớn thì biến.
Nhỏ thì ẩn.
Thật vô tư.
Thật phẳng lặng.
Thật miễn bàn.
Thật không tên.
140. Trung Đạo
Trên không đồng, mà đồng.
Dưới không xứng, mà xứng.
Ở giữa lặng yên, không yên.
Sáng không sáng, mà huyền.
Tối không tối, tịnh thanh.
141. Đạo Di Chuyển
Đi không thấy hình.
Về không thấy bóng.
Bàn chỗ lý sống,
Thấy toàn tử sanh.
Bàn chỗ vô sanh,
Vô vi an tịnh.
Đã an tịnh thì miễn bàn.
142. Thiên Lý
Định cái chơn thần,
An cái tánh khí,
Thì gom được Đạo.
Đạo hiệp tâm trung,
Tự do Đạo chuyển.
Còn ôm phàm tâm,
Đạo tự nó biến.
Phàm ý phát sanh,
Vọng tâm dấy loạn,
Thần thức mê muội,
Có vào tịnh cũng
vô bổ, vô ích, phí công.
143. Thiên Tâm Sanh Đạo
Thiên Lý đã sanh
Tâm an bình lặng
Cũng đừng hốt hoảng
Sức hút vô cùng
Nhẹ đến không trung
Cảm giác mất hết
Đạp gió đè mây
Vô vi huyền pháp.
144. Nước Cam Lồ - Tiên Đơn
Cam lồ phát sanh
Nuốt vào trong lành
Du dương sanh hoá
Mùi thơm khắp cả
Chí Hư Chí Linh
Thánh Đạo trong mình
Tiên đơn nuôi xác.
145. Thông Suốt
Bốn phương phát đạt
Tám tiết tỏ ra
Thân pháp chia ba
Gồm thâu một thể.
146. Đạo Giải Thoát
Đạo Lớn vô hình.
Đức Lớn vô tướng.
Nhân Lớn vô danh.
Đạo hiệp Đạo - Vô Hình.
Đức hiệp Đạo - Vô Tướng.
Nhân hiệp Đạo - Vô Danh.
Đạt được Đạo Lớn thông suốt cõi Vô Hình.
Đạt được Đức Lớn thông suốt cõi Vô Tướng.
Đạt được Nhân Lớn thông suốt cõi Vô Danh.
Thông suốt được Đạo
Thường truy mệnh lý
Học chỗ vô hình
Từ bi ứng thí.
Nắm được mệnh lý
Thì tìm tướng số
Hiểu chỗ huyền cơ
Máy Trời hiện rõ.
Biết Đạo không lộ
Thiên Lý tự về
Biết Đạo tiết lộ
Thiên Lý tự che.
Thông Đạo suốt lý
Thông lý ngộ kinh
Thông kinh khai mạch
Thông mạch giải thoát.
(Hết trang 100.)
(Tiếp đầu trang 85.)
114. Đạo Binh Gia
Đạo trong văn, an định sơn hà.
Đạo trong võ, giữ an bờ cõi.
115. Văn Võ Đạo
Văn là anh.
Võ là em.
Văn an dân thạnh trị.
Võ yên định sơn hà.
Văn võ song toàn,
Thông suốt đạo đức.
Trong văn đạo, yên dân.
Ngoài võ đức, giữ yên bờ cõi.
Trên thuận Thiên Lý.
Dưới hiểu lòng dân.
Dù không trị thiên hạ tự yên.
Dù không độ, mến nhân họ phục.
Dụng nhân vô địch.
Dụng văn tải Đạo.
Dụng võ an ninh.
Dụng đức bình trị.
116. Tứ Đại Ơn
Ơn Trời Đất.
Ơn vua.
Ơn Tổ Quốc
Ơn đồng bào.
117. Tứ Đại Nghĩa
Trung với vua - Nghĩa quân thần.
Hiếu với cha mẹ - Nghĩa phụ mẫu.
Tín với bạn - Nghĩa bằng hữu.
Nhân với vợ - Nghĩa gia đình.
118. Tam Đại Bất Hiếu
1. Không tu thân, thân không tu sẽ đoạ vào Địa Ngục.
2. Không nhận ơn sanh thành là coi rẻ Đạo Trời Đất.
Đã mất Đạo thì không còn chỗ đứng trong Tam Giáo.
3. Không sanh con nối dòng sẽ bị tuyệt tự giòng họ và đồng bào.
119. Tứ Đại Bất Nghĩa
1. Đối với Trời - Có Đạo không học.
2. Đối với vua - Không trung chánh.
3. Đối với người - Tín nghĩa không giữ.
4. Đối với bạn - Lấy oán trả ơn.
120. Trọn Nghĩa
1. Với Trời - Có Đạo thì cầu học.
2. Với tổ quốc - Sanh như tướng tử như Thần.
3. Với người - Nhân từ tín nghĩa.
4. Với bạn - Lấy ơn giải oán, oan nghiệp tự tháo mở.
121. Thánh Đạo
Thánh dụng Nhân - Thánh Nhân.
Nhân dụng Thánh - Thánh Đức.
Đức dụng Thánh - Thánh Đạo.
Đạo dụng Thánh - Thánh Ân.
Đã dụng tới Thánh Ân là dụng tới lòng từ bi của Thượng Đế.
122. Đạo Tu Nhân, Nhân Tu Đạo
Tu Đạo - Luyện đức.
Tu đức - Luyện nhân.
Tu nhân - Luyện thân.
Tu thân - Luyện khí.
- Khí có hoà, tâm mới yên.
Thân được yên nhân đạo mở.
Nhân đạo mở đức năng hành.
Đức năng hành thành Đạo vậy.
123. Hiệp Nhân Đạo
Thấy được chỗ sáng,
Học được văn minh.
Thấy được chỗ tối,
Thì tu thì sửa.
Sửa đến chỗ cùng của chơn thiện mỹ là sửa đến gốc.
Học đến chỗ thông suốt là hiệp văn minh của Trời Đất.
124. Đạo Hiệp Đạo
Lưỡng đức hành nhân.
Lưỡng non thành núi.
Lưỡng mộc thành lâm.
Lưỡng thuỷ thành giang.
Lưỡng khí thành mây.
125. Nhân Đạo
Đạo vì nhân mà phổ.
Nhân vì Đạo mà tu.
Tu tới chỗ không tu là yên.
Nhân tới chỗ tròn nhân gọi là hiền.
Sống yên là người hiền.
Tròn nhân thì hiệp Đạo.
126. Độ Lượng
Tha người là đức độ.
Thương người là từ độ.
Quý kính người là minh độ.
Người có lỗi muốn được mình tha.
Người thức tâm muốn được mình độ.
Khi đã hiểu nhau thì trở thành tri kỷ.
127. Nhân Linh
Đạo trong người, chí linh chí thiện
Đạo trong Thiên, chí hiền chí Thánh
Đạo trong đời, chí đức chí thượng.
Thượng đức dân an.
Đạo đức văn minh.
Thiện đức dân tin.
128. Uy Tín
Dân tin nhờ trí tín.
Văn minh nhờ đức linh.
Dân an nhờ Thánh Hiền.
Chỉ có bậc Thánh Hiền ra đời thì:
Mới khai sơn phổ hoá.
Mới yên lòng người cầu Đạo.
Mới thuận với Trời Đất.
Mới hiệp với sĩ hiền.
Mới phò người trung nghĩa.
129. Đức Lớn
Đức lớn nhờ minh Đạo.
Đạt Đạo nhờ minh đức.
Có minh đạo đức:
Thuần phong được lập lại.
Mỹ tục được phục hồi.
130. Nhân Ái
Nhân tròn Thiên Tâm sáng.
Nhân từ Thiên Tâm bi.
Nhân đức Thiên Tâm rộng.
Nhân trí Thiên Tâm huệ.
Nhân hoà Thiên Tâm khai.
Nhân ái Thiên Địa an.
(Hết trang 91.)
(Tiếp đầu trang 74.)
84. Linh Hiển
Lòng Trời lồng lộng
Tuy không hình bóng
Hiển linh không động
Ban khắp Càn Khôn.
85. Âm Dương Kết Tựu
Âm gặp Dương thì kết.
Trai gặp gái thì theo.
Hình gặp bóng thì trói.
Nhân gặp quả thì hiệp.
86. Âm Thanh Phát
Sắc gặp thanh thì kêu.
Âm gặp thanh thì phát.
Nhịp gặp điệu thì ra.
Tâm gặp lý thì hoà.
87. Nhân Đức Kết Giao
Luân gặp lý thì hiệp.
Đức gặp độ thì vui.
Nhân gặp hoà thì ái.
Độ gặp lượng thì nhàn.
88. Truyền Nhân
Thánh gặp nhân thì truyền.
Pháp gặp Tiên thì luyện.
Nhân gặp pháp thì giải.
Đạo gặp đức thì hoà.
89. Giao Hiệp
Gió gặp mây thì kết.
Nước gặp không khí thì thăng.
Mặn gặp khô thành muối.
Suối gặp sông thành dòng.
90. Duyên Độ
Nhân gặp duyên thì độ.
Hoà gặp nhẫn thì ưa.
Chồng gặp vợ thì theo.
Duyên gặp nợ thì giải.
91. Trí Huệ Phát
Trí phát sáng thì thanh.
Huệ phát Đạo thì thành.
Khí phát linh thì đạt.
Tâm phát ngộ viên giác.
Đường mở rộng để đi.
Đạo mở rộng dân trí.
Đức mở rộng văn minh.
Nhân mở rộng trật tự.
92. Đạo Đức Ở Chỗ
Đạo đức ở chỗ sáng thì sang.
Đạo đức ở chỗ tối thì hèn.
Đạo đức ở chỗ trung dung thì hợp.
Đạo đức ở chỗ cao thì khiêm nhượng.
93. Cách Hoá Giải
Biết chỗ tối thì sáng.
Thấy chỗ tối thì sửa.
Minh chỗ tối thì giải.
Giác chỗ tối thì cải.
94. Tu Hoài
Sáng ở trên thì tối ở trên.
Sáng ở dưới thì tối ở dưới.
Sáng ở giữa thì tối trên dưới.
Vậy chỗ nào là chỗ không sáng tối để tự chữa?
95. Đường Trí Cạn Sâu
Dò được sâu thì thấy được xa.
Dò được cạn thì thấy chỗ nông.
Biết được rộng thì thấy thông suốt.
Biết chưa đủ thì thấy bướng bỉnh.
96. Ánh Sáng Thiên Không
Thiên Không là ánh sáng
trong tất cả ánh sáng.
Nhưng lại rất linh diệu.
Nhưng thanh tịnh trong sáng.
97. Nguồn Đạo Hư Không
Hư Không, Chơn Không:
Đổ mãi không đầy.
Rót mãi không hết.
Che mãi thường sáng.
Chưa biết tên gì.
Thanh vô chỗ sanh.
Tịnh vô sanh tử.
Động sanh Trời Đất.
Hiện diện mọi nơi.
Ẩn yên một góc.
Thu các hình sắc.
Chứa muôn vạn vật.
98. Dưỡng Đạo Hư Không
Nhìn được Hư Không bằng huệ tâm.
Biết được Hư Không bằng tỏ ngộ.
Đến được Hư Không bằng Kim Thân.
Luyện ở Hư Không bằng huệ mạng.
Hiểu được Hư Không bằng cảm ứng.
Nghe được Hư Không bằng truyền tâm.
Nói ở Hư Không bằng cảm nhận.
99. Ứng Cảm Đó Đây
Ngồi đó biết đây
Ngồi đây biết đó
Mà ôm vò võ
Mà quý mà thương.
Như bạn thân thương
Như ở chung trường
Như sanh chung mẹ
Như một thánh đường.
Đó cười đây vui
Đây học đó dạy
Hiệp trong tâm Thầy
Đó lại là đây.
Đây chuyển tâm qua
Đó hoà chơn giải
Đó dạy mệnh lý
Đây giải huyền vi.
100. Tam Lực
Thần đầy bớt ngủ.
Khí đầy bớt ăn.
Tinh đầy bớt dục.
101. Tứ Dụng
Bớt nói sáng tâm.
Bớt ngủ sáng đức.
Bớt ăn sáng Đạo.
Bớt lo sáng thần.
Thần đã sáng thì dễ hiệp Đạo.
102. Linh Dụng
Mạnh thì làm như yếu.
Yếu thì làm như yên.
Biết yếu, biết yên, thì an được thân.
Biết mạnh, biết yếu, tự mình biết trị.
Che các mạch là ẩn Thiên Cơ.
Lấy chỗ yếu là sử dụng đức.
Đức rộng thần linh.
Đức sanh thạnh trị.
103. Thanh Đức
Nước thanh nhờ lọc.
Người thanh nhờ luyện.
Đạo thanh nhờ huyền.
Đức thanh nhờ yên.
Bốn đức được yên,
Thái Bình trăm họ.
104. Tứ Tầm
Quốc loạn tầm lương tướng.
Gia bần tầm phu thê.
Ly gia tầm con thảo.
Thất thời tầm tri kỷ.
105. Tứ Dụng
Phú tầm quý được thanh.
Giàu tầm sang được của.
Người tầm nhân được hiền.
Đức tầm nhân được Đạo.
106. Tứ Thánh
Thánh gặp sĩ thì triết.
Đạo gặp đức thì trao.
Nhân gặp hiền thì dạy.
Dũng gặp mãnh thì dùng.
107. Tứ Giải
Minh gặp huệ thì mở.
Đạo gặp pháp thì hành.
Trược gặp thanh thì giải.
Đục gặp trong thì lọc.
108. Tứ Chuyển
Sáng gặp tối thì cho.
Tối gặp huyền thì giải.
Cứng gặp lửa thì chảy.
Nhà gặp nền thì vững.
109. Siêu Nhiên
Gió thổi vốn không có âm ba,
Gặp kết hợp mà tạo thành tiếng.
Điển quang có không luồng tư tưởng,
Gặp Âm Dương mà sanh hình tướng.
110. Ngọc Trời
Con người lúc chưa có thân:
Trong ngoài không có tánh,
Trên dưới luôn trống rỗng,
Tâm pháp tự viên dung.
111. Phàm Thức
Con người lúc có thân:
Hình tướng thường che đậy,
Nên có chỗ ẩn núp,
Nên sanh chúng-sanh-tánh.
112. Vào Đời
Khi sanh được làm người:
Nhận quyến thuộc làm vui,
Mới sanh ra nhân nghĩa,
Mới sanh ra phân biệt.
113. Biết Hành
Trời sáng để tỉnh đời mê.
Đạo thức để tỉnh người mê.
Cái chưa thấy biết đó là chơn thức.
Cái biết mà trông thấy đó là còn mê.
(Hết trang 84.)
(Tiếp theo trang 63.)
66. Bổ Mệnh Lý
Trung khí bổ lý, thuần mệnh.
Đạo lý bổ đức, thuần tánh.
Nhân luân bổ trung nghĩa, thành nhân.
67. Tu Tiên Gia
Tiên Gia tu tánh, luyện mệnh, kết thai, lấy trung khí tụ ứng, trung dung thuần Đạo.
68. Tu Đạo Gia
Phật Gia tu luyện cái độ lượng thuần tánh, nên lấy nhập định tham thiền để tỏ ngộ.
69. Tu Thần Thánh
Nhân tu bổ trung nghĩa thành Thần.
Thần đắc nhân tâm tu bổ thành Thánh.
70. Tiên Gia
Lấy Đạo làm huyền,
Linh thể huyền đồng.
Luyện khí trung hoà,
Nên hiệp Trung Đạo.
Trung Đạo là cái lý,
Âm Dương là cái dụng.
Lý mà không trung dung,
Dụng không được trung chánh.
Hành Đạo như luyện mình.
Giữ Đạo như giữ cọp.
Không luyện mình, thì thần hư.
Không giữ cọp, thì tánh phản.
Vì trong tánh có ba chất:
Nguơn Thần
Nguơn Khí
Nguơn Tinh.
Thần lộn trong tánh thì phả lấp.
Khí lộn trong tánh thì phân biệt.
Tinh lộn trong tánh thì bao che.
Vì vậy, Tiên Gia khi luyện Đạo luôn giữ ba điều cần yếu:
a. - Không nhận việc.
- Không tham cầu.
- Không luyến tình.
b. - Không phân biệt.
- Không dự đoán.
- Không thiện cảm.
c. - Không quá khứ
- Không tương lai.
- Không hiện tại.
A: 1. - Không nhận việc:
Thân được an.
Tự do qua lại.
Đứng chỗ trung dung.
2. - Không tham cầu:
Yên cái Đạo.
Thần nhờ yên, Đạo thanh.
Đức nhờ yên, đức tịnh.
3. - Không luyến tình:
Lòng dục diệt.
Thất Tình tự giải.
Thiên Lý hiệp về.
B: 1. - Không phân biệt:
Không ngã tướng.
Thiện ác không sanh.
Vô vi an tịnh.
2. - Không dự đoán:
Nhân quyền yên.
Đạo mình, mình tỉnh.
Đạo người, người giác.
3. - Không thiện cảm:
Diệt ma chướng.
Phật sanh diệt Phật.
Ma sanh diệt Ma.
C: 1. - Không quá khứ:
Diệt luân hồi.
Vô minh tạo ra,
Ngộ Đạo hoá giải.
2. - Không hiện tại:
Không mê thân.
Tứ Đại hiệp thành.
Quy Không trực chỉ.
3. - Không tương lai:
Trừ hình tướng.
Còn các hình tướng,
Còn tâm chúng sanh.
71. Đạt Đạo
Đạo đạt được:
Tâm thức, thần thông.
Cảm ứng đến chỗ hiệp nhứt.
Quy cái tâm không không, làm bổn tâm.
Quy cái Thánh hiệp nhứt, làm căn mệnh.
72. Tâm Không
Tâm không, Đạo trống.
Ngộ không, Đạo thông.
Không cái tâm để đầy nguyên khí.
Trống cái Đạo để tròn căn mệnh.
Đến cũng trung dung huyền giải.
Đi cũng trung dung huyền hoá.
Xuống cũng trung dung hiệp nhân.
Lên cũng trung dung hiệp Thiên.
Hiệp cũng trung dung tự cảm.
Khắc cũng trung dung tự giải.
Đạo đức sáng nhờ tâm thanh tịnh.
Đạo đức thức nhờ tâm an định.
Không nhận việc tâm mình nhàn rỗi
Thân được an trí được tịnh nhàn
Tự do qua lại khang trang
Trung dung hiệp nhất càng sang hơn người.
Không tham cầu vía hồn lui tới
Yên Đạo rồi về được Đại La
Thần yên thanh Đạo minh xa
Đức yên nhờ tịnh, đức qua Thiên Đài.
Không luyến tình trần ai không ái
Dục diệt rồi Tứ Đại giai không
Thất Tình Lục Dục quán thông
Lục Căn thức Đạo hai Không hiệp về.
Không phân biệt đường về hiệp một
Ngã tướng tan ngại chướng tiêu tan
Không tâm ngã tướng tâm an
Vô vi an tịnh vui bàn Tiên Gia.
Không dự đoán Đại La vô thức
Luôn giữ lòng bình đẳng nhân quyền
Đạo mình, mình tỉnh là Tiên
Đạo người, người giác không phiền tới ai.
Không thiện cảm không gây hứa hẹn
Ma chướng sanh chặn ngã đường đi
Phật sanh tự diệt mà truy
Ma sanh cũng diệt, mình đi một mình.
Không quá khứ minh minh diệu diệu
Tâm luân hồi dùng pháp đốt tiêu
Vô minh tự nó xoay chiều
Ngộ Không hoá giải phiêu diêu nhẹ nhàng.
Không tương lai Niết Bàn vô tướng
Sắc tức không, không thật vô vi
Có không hình tướng còn thi
Chúng-sanh-tâm phải diệt đi mới về.
Không hiện tại mùi mê khử hết
Không mê thân mê phận mê danh
Hửu vô tứ giả hiệp thành
Quy Không đạt pháp mới thành Tiên Gia.
73. Cửa Đạo
Cửa thanh tịnh phàm qua không lọt
Mà Thánh Tâm quay gót nhẹ nhàng
Quy Không đạt Đạo sống an
Ai người minh triết vào hàng Tiên Gia.
Đài Linh Tiêu huyền huyền diệu pháp
Về nơi đây Bạch Hạc rước đưa
Là người hành pháp Đại Thừa
Kim Tiên Ngọc Phật nắng mưa chẳng còn.
Đi cho thấu mới thông đại lộ
Tu luyện cho tới chỗ vô vi
Tự mình đốt đuốc từ bi
Hư Không trọn Đạo dự thi Đạo Trời.
Cho nên Tiên gia xưa nay thường: An - Yên - Tịnh.
An cái thân để bổ Tinh.
Tinh đầy bớt dục
Lục Dục tự tiêu
Thất Tình tự diệt.
Yên cái tâm để bổ Thần:
Thần sáng bớt ngủ
Tự giải ma chướng
Cám dỗ tự diệt.
Tịnh cái tánh để bổ Khí:
Khí đầy bớt ăn
Tham cầu tự diệt
Tứ giả quy Không.
74. Xá Lợi
Chơn lý có ba gom lại một
Chơn Dương có bảy gom thành đôi
Lưỡng hà hai tám gom thành một
Tâm ở ngoại thân đạt chủ ngôi.
75. Âm Dương Thuần
Hai tám hoà đôi tròn nhật nguyệt
Thiên Không hai khí đã thuần rồi
Thái Dương giáng hạ sanh nên Đạo
Kim cổ lập đời xứng hoà đôi.
76. Triệu Hồi
Bạch Kinh Thượng Đế
Có lệnh triệu hồi
Về đến vị ngôi
Kim Thân sáng chói.
77. Vô Vi
Ở chỗ thanh tịnh,
Không còn kinh lý.
78. Hửu Vi
Ở chỗ kinh lý,
Không còn an tịnh.
Không còn an tịnh,
Mất lý siêu nhiên.
79. Kinh Điển
Kinh là lý hữu vi,
Tại còn mượn văn tự.
Điển là khí hoá vô vi
Tu phải có công thức
Thì mới hiệp được điển.
Hiệp được điển thì phải học kinh điển giới, mới mở được giới định huệ.
80. Pháp Thân
Đi bằng Pháp Thân,
Đó là diệu tướng.
Nghe bằng Hư Không
Nghe được tiếng Trời.
81. Tiếng Trời
Trời nói không tiếng nói,
Mà Thánh Nhân chép lại.
Văn ngôn không văn tự,
Là viết theo tiếng Trời.
82. Huệ Tâm
Nhìn trong sự bình thản,
Mà thấy các Chư Thiên
Đó là huệ tâm sanh,
Tự nhiên nhận cảm ứng.
83. Huyền Hoá
Tâm thanh trí tịnh,
Sanh được Thần giác.
Đạo yên trí mở,
Hoá giải kinh lý.
(Hết trang 73.)
(Tiếp đầu trang 52.)
54. Tự Kỷ Giáo Pháp
Chưa minh thì oán,
Ngộ rồi là ơn.
Từ đó kết duyên,
Trở thành tri kỷ.
Đến lúc ngộ Đạo phải dứt lòng tư dục, chẳng nên luyến tiếc tình ái, thì mới thoát ra khỏi chúng sanh tánh.
55. Chẳng Luyến Tình Dục
Đạt Đạo huyền vi chẳng luyến tình
Luyện thành Chơn Đạo kết tâm linh
Luyến tình còn vướng mùi tục luỵ
Khó thoát trần mê tánh chúng sinh.
Đạt Đạo thì tâm Đạo phải linh
Thông xa thấy trước sự quân bình
Hồi quang phản chiếu vô vi ảnh
Tỏ sáng Hư Vô một viễn minh.
Dục chẳng sanh, linh thật là linh
Ra vô tự tại giữa thinh thinh
Sáng tròn chân khí Thần Quang hiện
Hiệp Đạo Thiên Không điển hoá hình.
Thánh thể tự do khắp Ba Nhà
Tu vầy mới thật Đạo Tiên Gia
Tu nầy mới thật Chơn Linh Phật
Đắc Đạo Như Lai tình tự xa.
Kêu khách tu chơn chớ luyến tình
Giải thông kinh lý tự mình linh
Thoát vòng tục luỵ chúng sanh tánh
Để Đạo trong mình đắc Thánh Linh.
Đến đây lấy Âm Dương bổ khuyết.
1 - Thân bịnh dùng chơn khí để bổ.
2 - Tánh bịnh dùng tâm lý để bổ.
3 - Nhân quả bịnh dùng bố thí để bổ.
Kế đến:
Chơn khí bổ Âm,
Âm tấn, mệnh thọ.
Chơn khí bổ Dương,
Dương tiến, Đạo thức.
Từ đó sanh ra:
Âm Dương khí thuần,
Hoá sanh Thánh Thể.
Thể ấy thuần Dương.
Thể ấy thuần Âm.
Thuần tâm là Phật.
Thuần tánh là Thánh.
Nên gọi Thánh Đạo.
Nên đắc Tam Muội.
Liên Hoa Diệu Pháp,
Tam Muội Chơn Hoả.
Đến đây:
Trời gọi đắc Pháp.
Phật gọi đắc Thánh.
Tiên gọi đắc Nhân.
Nhân gọi đắc Hiền.
Kế đến:
Chuyển Tinh thành điển.
Chuyển Khí thành hoá.
Chuyển Thần thành Tiên.
Chuyển thân thành pháp.
1. Chuyển Tinh thành điển:
Tinh ba sáng suốt
Hiệp với muôn sao
Thành ra thuỷ điển
Thánh linh ẩn hiện
Ra vào Tam Giới
Cam Lộ dương sanh.
2. Chuyển Khí thành hoá:
Khí hoá Hạo Nhiên
Là khí Tiên Thiên
Hiệp thành khí thể
Tạo thành linh mệnh
Về chỗ không tên
Xuống lên cõi Đạo.
3. Chuyển Thần thành Tiên:
Thần Thánh Hậu Thiên
Tiếp khí Tiên Thiên
Để sanh linh thể
Vào lễ Ngọc Đế
Vào cung Diêu Trì
Tiên Thiên mệnh lý.
4. Chuyển thân thành pháp:
Hiệp Đạo hườn Hư
Linh pháp hoá giải
Lúc nghỉ lúc tịnh
Học phép hoá hình
Cầm sổ Thiên Lý
Hoá duyên hành Đạo.
56. Tam Muội Thuần Dương
Thuần Dương Đạo sáng
Chơn Đạo đạt thanh
Đạo gọi hiệp Trời
Đạo gọi hiệp mệnh.
Thuần Dương Đạo Huyền
Trời gọi Kim Tiên
Huyền pháp vô biên
Ra vào Vũ Trụ.
Trên thông Hoàn Vũ
Đạt Đạo Tam Thanh
Linh khí hiệp thành
Vô sanh vô tử.
Trên thông Thiên Số
Dưới lập tử vi
Đạo từ đó đi
Nhân từ đó hiệp.
Đạo muốn ngộ phải đi tìm chơn tâm trước nhất.
Ngộ được tâm,
Chứng được Đạo.
Luyện Đạo huyền đồng
Đêm để không không
Ngày luôn trống trống
Trên dưới không động.
Định trong thức thiền
Yên trong siêu nhiên
Hư Vô lồng lộng
Đời sống an nhiên.
57. Tu Dưỡng Pháp Thân
An dưỡng tinh thần
Ôn dưỡng tâm lý
Định khai thượng trí
Thiên Lý mới thông.
Thần sáng Hư Không
Nhìn thông Tam Giới
Hư Vô nhuần gội
Thâu khí hiệp thân.
58. Pháp Thân Huyền Hoá
Ngủ nghỉ nó khởi
Như thể chiêm bao
Lúc tịnh nó hiện
Như cảnh Thiên Tiên.
Hay lúc định thiền
Tuỳ duyên siêu xuất
Đến khi thiền giác
Bát đạt tứ thông.
Chuẩn phê hội đồng
Nhân Ông làm chủ
Chơn Linh hội đủ
Viên giác Đạo thành.
Nắm được lý số
Thông được huyền cơ
Tỏ được mệnh lý
Kết được thể Đạo.
Huyền biến tinh thần
Huyền học pháp giới
Huyền biến cảnh vật
Huyền đồng Hư Vô.
59. Chơn Khí Hiệp Khí Hoá Của Hư Vô
Một bầu khí hoá
Như các Hà Sa
Âm tịnh Dương hoà
Thân định thần động.
60. Bỏ Bớt Để An
Bỏ văn tỏ lý
Bỏ lý ngộ tánh
Bỏ tánh hoà tâm
Bỏ tâm hoà khí
Bỏ khí huyền đồng
Bỏ hết không không
Diệu tướng sống lại.
Chơn tâm tịnh, chơn thần động động.
Tâm thân an, tánh hiệp không không.
Chơn thần linh, chơn lý huyền đồng.
61. Cách Hoá Giải