Dạ! Con là Đệ Tử, con kính xin cuối đầu đảnh lễ Đức Phật Thầy Vô Danh Thị và Sư Mẫu tôn quý.

Với sự đồng ý của Sư Mẫu, Người đã đưa cho con quyển THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH và một số kinh sách THÁI BÌNH với mục đích để cho con chiêm nghiệm hàng ngày.
Sẵn đây, con xin phép được tiếp tục đánh lại quyển THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH, mỗi ngày vài trang, cho đến khi kết thúc. Một phần vì mục đích tự thân học tập, một phần để lưu lại về sau, một phần muốn chia sẻ với các bạn đọc khắp nơi một quyển sách quý. Hễ ai có duyên với Kinh Sách Thái Bình, thì cùng vào đây xem và cũng có thể copy lại rồi in thành sách và chia sẻ với nhiều người khác để cùng tu tập.
Nam Mô Hoan Hỉ Thiên Cương Phật.
Nam Mô Quán Âm Như Lai.
Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình.
🌹🌹🌹
***
THÁI BÌNH
THI VĂN
TÂM LINH ĐẠO HỌC
Tập 20
THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH
TRUNG TÂM ĐẠO HỌC THÁI BÌNH
Xuân 1995
***
CẢM TẠ
Con thành tâm cảm tạ Thiên ân của Đức Phật Tổ, Đức Cha Trời Mẹ Đất, và Cộng Đồng Cửu Phẩm - Phật, Tiên, Thánh, Thần - Tam Giới Thiên Địa Nhân.
Con cũng thành tâm cảm tạ công ơn Thầy Tổ và chư vị Đạo Hửu ở địa phương và năm châu thế giới, đã đặc biệt quang chiếu Thanh Quang Điển Lành và trợ giúp cho con có phương tiện thực hiện các tập sách - Thi Văn Tâm Linh Đạo Học - để con và chư vị Đạo Hửu có cơ hội phụng sự Cơ Thiên Địa Đại Đạo của Đức Như Lai Phật Tổ và Đức Thiên Địa Phụ Mẫu.
Con chân thành ước mong được chia sẻ Tình Thương, Đạo Đức, và sự hiểu biết về Sức Khoẻ và Tâm Linh Điển Quang Đạo Học cùng với cộng đồng Nhân Sinh, Vạn Linh Tam Giới.
Một lần nữa con xin thành tâm đảnh lễ và cảm tạ Thiên Ân Bề Trên, và con đặc biệt cảm tạ chư vị Đạo Hửu, Thân Hửu cùng tất cả quí bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã và đang dành rất nhiều cảm tình và sự trợ giúp quí báu.
Trân trọng kính bái,
Thầy Vô Danh Thị.
***
LỜI TỰA
Tu Tâm Tự Học. Tu học là để biết rõ các vật mà ứng hiệp được cái Thiên Lý tự nhiên. Còn tu tâm luyện Đạo là để cho mình cảm ứng ngộ tánh Thiên Lý. Còn sự đốn ngộ hiểu biết là do cái tâm của con người. Khi tâm tỏ sáng, lo gì sự việc xảy đến mà mình không soi được.
Vậy việc Tu Tâm Tự Học cốt là tự làm sáng cái tâm mình. Còn người đang tu học, chỉ lo tâm mình chưa sáng, chứ không cần lo Vũ Trụ và dòng đời bên ngoài thay đổi.
Người dùng chí tu tâm không khác gì người trồng cây vậy. Lúc đầu chỉ có một hạt mầm, chưa có thân cây. Khi có cành rồi thì lại có lá, có hoa, có quả. Lúc mới trồng chỉ lo sự tài bồi phân bón, đừng trông mong có hoa có quả, có lợi có lộc. Hễ cây tốt thì tự nhiên có hoa có quả, có lợi có lộc.
Còn Tu Tâm Tự Học là vun bồi cái tâm cho sáng, như tự lọc cho mình một dòng nước trong lành. Nước dơ bẩn tự nó thanh lọc trở thành trong. Như cái gương bị bụi bám thì mờ. Bụi ấy là cái tư dục của con người ta. Cái tâm vốn không tối, chỉ vì cái tư dục che đi, cái tạp tục làm hại. Nếu bỏ được cái tư dục, cái tạp tục, thì tự nhiên tâm sáng. Tâm đã sáng, học bao nhiêu cũng không rối, càng học càng thông suốt, và hiệp được chơn lý Nhất Nguyên.
Đức độ là cái gốc
Tu học là cốt yếu.
Đi về cái đức độ là nguồn gốc của Hư Vô.
Đi về cái tu học là pháp lý ứng dụng.
Người đã có tâm cầu học là đã khêu sáng ánh sáng linh giác của chính mình. Khi đã sáng, tự nhiên cái Linh Tâm thông suốt, thấu triệt được chơn lý Hư Vô. Lúc đó không câu chấp việc gì. Hay thì cầu học, dỡ thì tu bổ cho linh tâm.
Tâm Học Thanh Tịnh Minh Đạo
Tu Học Cảm Ứng Linh Đạo
Kính Bái,
Đức Thầy Vô Danh Thị.
Chơn Đạo Vô Hình.
Chơn Phật Vô Tướng.
Chơn Nhơn Vô Danh.
Chơn Tu Vô Tranh.
(Hết trang 2.)
không thể diễn tả bằng lời. Xin thỉnh pháp cao hơn. Hoan hỷ hoan hỷ
(Tiếp đầu trang 86.)
Xưa nay học Đạo truyền tâm
Người đạt Linh Tâm làm Tổ.
Đạo Học duy tâm
Tâm học truy nhân.
Cho nên các vị thầy tổ muốn truyền Đạo cho ai, thì người đó được Cộng Đồng Tam Giáo nhồi không còn thuốc chữa. Rồi để coi ngộ tánh của hàng môn đệ đó đi được đến đâu. Rồi lại chuyển nghịch thành thuận, thuận thành nghịch, để xem hàng môn đệ đó có nản lòng bỏ Đạo, bỏ tu hay không. Nếu không thì đốt, đốt cho cháy hết Thất Tình, đốt cho tan hết chúng sanh tánh. Rồi nói điều ác đổ tội cho gánh. Nếu gánh nổi thì hàng môn đệ đó đã thành Phật rồi vậy.
Lúc đó Thượng Đế mới triệu về sắc phong. Phật Mẫu ban ân, thưởng thí. Các hàng Đại Giác Tiên Nhân hoan hỷ tiếp đón, tiễn đưa. Thánh Nhân lui tới để bàn kinh thi. Thần Nhân kỉnh đức theo phò hộ. Quỷ Thần cung kính theo học. Tam Giới mới sáng toà đạo hào quang Đại Bi, Đại Trí, Đại Dũng trên Thiên Không, để hàng thiện nam tính nữ học Phật tu nhân thuần Đạo.
Thông minh thành Đạo Lớn
Kiên nhẫn đỗ Trạng Nguyên.
Thông suốt được Đạo để minh tâm kiến tánh, thì mới có cơ hội thành Đạo Lớn.
Còn kiên nhẫn đến mức quên cả thân mình, để tròn nhân, trung, đạo, nghĩa. Trên hiếu thuận lòng Trời, dưới Thánh Thần kính nể. Đó là hàng văn võ song toàn, là bậc Trạng Nguyên Đạo Học của Tam Giới rồi vậy.
Võ Đạo biết an định
Văn Đạo biết gồm thâu.
Thiên văn, địa lý, kỳ binh, bố trận, độn giáp, thiên cang. Võ Đạo đều lào thông, mà nhịn được hàng Bá Đạo múa gậy rừng hoang, lao rìu trước mắt thợ, nhưng mà thợ vẫn không xuất chiêu. Đó là đã đạt tới chỗ 'Võ Phi Thường Võ' rồi vậy.
Còn văn học, phổ kinh, lào thông thơ phú, âm luật, mà lúc nào cũng luôn khiêm nhường, cho mình là kẻ dốt học, thì đó là bậc Đại Giác Kim Tiên mới có đủ đức để nhẫn nại trước mặt hàng thiện trí thức. Vì học Đạo đến chỗ: 'Văn Phi Thường Văn,' 'Đạo Phi Thường Đạo.'
Hư Vô là cõi thanh tịnh tự nhiên, ai có vào được chỗ đó tu luyện mới thông suốt ở chỗ:
Hư Vô hình tướng vốn không
Trước sau một khí Linh Tâm hiệp vào
Đài cao mà lại phi lai
Đạo cao mà ngộ không đài về Không.
Đạo Gia luyện chỗ Chơn Không
Phật Gia học chỗ Không Không.
Đạo Gia lấy chỗ Hư Vô Chi Khí để luyện Huyền Thai, kết đảnh cho Kim Thân có đầy đủ khí linh pháp lực.
Phật Gia học sanh hoá Huyền Khí cho Xá Lợi Phật được quang minh chánh giác.
Đạo Gia quy tựu Tam Thanh
Phật Gia luyện tròn Tam Bửu.
Đạo Gia lấy lò lửa Hư Không để rèn luyện Thần-Khí-Tinh cho thanh Bạch Tượng, cho linh Thánh Mệnh.
Phật Gia lấy lửa Hư Không luyện ba vật báu đại diện người Trời Đất.
Đạo thanh, tịnh Lục Tặc
Phật thanh, sạch tướng pháp.
Lưu thanh khử trược là mới đi bước thứ nhất của Đạo Gia. Bước thứ hai là lưu được thanh, phải cầm thâu tánh vào tịnh giới đồng đi học Đạo. Bước thứ ba là đắc Kim Tiên Như Lai, rồi vào Hư Không, lò lửa của Trời để luyện cho Nhị Khí, Tam Tâm, Ngũ Đức, Lục Đạo, được thanh sạch, để thành một vị vua có đủ quyền binh pháp lực.
Còn Phật Gia vào đó trui luyện Chơn Quang Diệu Tướng cho quang minh. Trên đại diện Trời, dưới thấu vạn pháp, thì mới có thể gọi bậc chí nhân thành Đạo.
Lập Thất đi vào Đại Định
Luyện Khí cho Đạo hườn Không.
Đến lúc nầy phải Vào Thiền Thất luôn luôn. Không đọc một quyển sách nào và ghi chép điều gì. Bởi vì thiên kinh vạn pháp đều hiện ra trước mắt.
Tự mình tập tự lực cánh sinh, không thọ chay tăng, không nhiễm pháp thí, để khỏi vướng mắc các hình tướng hửu vi níu kéo.
Cũng không được nhìn ra ngoài cửa sổ, để cho các duy thức của trần gian thanh tịnh mà học Đạo Chánh Đẳng Chánh Giác.
Không được trễ một thời pháp nào, cho Lục Căn, Lục Trần, Tánh Vía và 1250 vị Tỳ Kheo nghiêm chỉnh luyện Đạo, chưởng dưỡng hào quang của Mười Phương Chư Phật quang minh tiếp dẫn.
Luôn giữ chay tịnh, điều lành không nghĩ, điều quấy trừ diệt. Trước sau lo hành pháp và niệm Hộ Pháp Chơn Kinh. Mỗi mỗi phải thanh tịnh.
Thấy việc gì cũng không được ghi lại. Không được kể lại cho ai nghe. Không được hứa học phép tắc hay những gì của các cõi vô hình chỉ dạy. Nếu thấy các vị ở vô hình và các cảnh giới hiện ra, nên thả lỏng, không nên động tâm cầu học. Nếu động tâm cầu học là rớt pháp rồi vậy.
Có lỡ rớt pháp, cũng phải ở trong đó tu luyện cho tới ngày mãn. Không được bỏ ngang đi ra ngoài. Nếu bỏ ngang, là muôn đời nghiệp Đạo chẳng thành. Vì Thần, Tiên, Long Thần Hộ Pháp không bao giờ gia hộ.
Lúc Vào Tịnh Thất, phải hỏi minh sư cho rõ ràng mạch lạc các pháp môn và môn quy, trước khi Vào Thất, và xin minh sư hộ pháp, theo dõi hộ độ cho mình.
Không nên tự ý Vào Thất mà không thông rõ các việc nói trên.
Trong khoản thời gian Vào Thất, cho dù bất cứ việc quan trọng gì xảy ra, cũng giữ một lòng ngồi tịnh luyện. Không bỏ tu, không được ra ngoài. Nếu bỏ tu và ra ngoài là rớt pháp đó vậy.
Học Đạo không thân sơ
Dứt tình Lục Dục chết.
Tu đến đây, lấy Công Đạo mà hành, không vì thân bằng quyến thuộc mà bao che. Ai ai cũng là một - chúng sanh, trước Thiên Toà Bảo Pháp. Có dứt khoát hết cái lòng trần tục, thì Lục Dục tiêu diệt, hoạ phước vô phương quấy phá, và tự nhiên thông suốt chơn lý, tự nhiên đắc Chơn Đạo.
Đắc pháp hiện rõ bổn lai
Đạt Đạo truy ra diện mục.
Thông được Linh Tâm, đắc được Phật Pháp, thì tìm ra mình là ai, từ đâu đến, và phải làm gì kế tiếp với Đức Thượng Đế và Phật Mẫu và Chư Tiên Phật.
Đến đây, các nguồn pháp của Đạo như đưa thuyền Linh Tâm Giác của mình thấu lộ Thiên Chơn cảm ứng cho hiệp với lòng Trời mà hành Đạo.
Thơ
Đạt Đạo là tâm luyện được tròn
Khí linh đầy ấp cả Thiên Không
Ba Nhà Sáu Cõi thường qua lại
Phản chiếu hồi quang mãi chánh chơn.
Đắc Pháp huyền linh Trời Phật dạy
Đạp mây mượn gió khắp Tam Thiên
Đi về thanh tịnh trong tiềm thức
Khai mở thần thông đạt bảo truyền.
Hết.
(Hết trang cuối của quyển Tham Thiền Nhập Định.)
(Tiếp đầu trang 76.)
Tâm quy hiệp Đạo Trời
Pháp hoá thân Pháp Giới.
Tu đến đây, tâm và Đạo hiệp làm một, nên cảm ứng rất là linh thiêng.
Bụi trần tan rã
Thiên Chơn hiển Đạo.
Hoá thân hiển Đạo khắp mọi nơi. Cứu khổ ban vui cho các giới không ngừng nghỉ.
Đạo linh nhờ Đạo chuyển
Pháp linh nhờ Thiên Điển.
Đạo mình được linh ứng là nhờ hiệp được lòng Trời, mà soi tỏ chân bản tánh nguồn cội. Cho nên Trời chuyển 'Thế Thiên Hành Đạo.' Còn tâm pháp đắc thành thì hiệp được cùng các pháp giới của Trời Phật Tiên Thánh Thần. Nên đến đâu đều được các vị gia hộ, tiếp giúp. Cho nên pháp linh vô kể là vậy.
Huệ Mạng Kim Cang cầm chưởng pháp
Huyền cơ hiển lộ thông Trời Đất.
Kim Thân Như Lai nắm tâm pháp, tức là cầm Huệ Mạng Kim Cang của Phật Pháp mà chưởng quyền làm việc trong Tam Giới. Nên thấu hiểu được luật của Trời Đất, tự hoá duyên hành Đạo.
Trên thâu linh khí của Hư Vô
Dưới chưởng dưỡng hào quang luyện Đạo.
Hào quang Bộ Đầu giao tiếp với không trung, thâu khí linh của Trời vào trong nội thể để chưởng dưỡng đạo hào quang của mình. Để cho đạo hào quang một ngày một toả sáng mà đi khử trược lưu thanh, cứu đời hành độ cho người thiên hạ được cảm hoá mà học cái Đạo của Trời.
Đạo Trời tâm sáng thần minh
Dùng văn phổ độ dùng kinh chỉ đường
Ai cầu học Đạo Tây phương
Nay cơ Di Lạc người thương ra đời.
Trước đem giáo Đạo của Trời
Cho người tu luyện lập đời Thượng Ngươn
Thái Bình nước Phật Bảo Vương
Niết Bàn đem xuống Phật Vương ra đời.
Cùng nhau xây dựng nước Trời
Lập cơ đạo đức học lời Thánh Kinh
Trời ban hồng phúc Thái Bình
Phật xây Thánh Đạo hoàng sinh độ đời.
Cánh Cửa Của Nhân Quả.
Nhân quả là ba cánh cửa của Thiên Đàng, Địa Ngục, và nhân gian.
Người là do từ Trời xuống để học tiến hoá, tích đức tu thân, luyện mình thành chánh quả, để mở cửa tâm linh, thông tri với Trời Đất. Từ đó mới luyện Đạo Âm Dương để quán thông luật Đạo mà coi máy Âm Dương, điều hành Ngũ Khí, thấu rõ luật Đạo chuyển hình, khai thông Khoa Học Huyền Bí Vô Vi.
Học tâm pháp quy căn
Luyện Âm Dương đắc pháp.
Có học tâm pháp và luyện Đạo cho thanh nhẹ, thì từ đó mới thông Thiên học Đạo cùng các hàng trí thức đại giác.
Dùng linh điển truy tâm
Hiệp Hư Vô thành Đạo.
Tâm khai mở ra, linh hồn bước vào nhà lớn của Vũ Trụ mà tập luyện Huyền Công Tam Muội để đắc pháp thành Đạo viên mãn.
Còn người thiện trí thức biết lo bồi tô công phu, công quả, công trình, là tự tạo cho mình một nguồn thiện duyên từ kiếp nầy cho kiếp tới.
Nhân trồng ở kiếp nầy
Quả kiếp sau hưởng lấy.
Cho nên trong một kiếp làm người không nên từ bỏ các thiện duyên đưa đến cho mình.
Nhân không trồng, không quả
Đạo không luyện, không huệ.
Không trồng cây thì không có trái. Không trồng nhân lành thì không có quả lành.
Người nghèo khổ bệnh tật đời nầy, là do kiếp trước họ tích ác, chướng duyên, ngăn Đạo. Và đã chịu nhồi quả dưới Địa Ngục xong, mới cho đầu thai. Nên tính lương thiện họ chưa trồng, thì sợ kiếp tới không có cơ hội làm người để hưởng hồng phước ân ban của Trời Đất.
Đạo do tâm mình tu
Nhân duyên do mình trồng.
Tu tâm luyện Đạo phải cần có phương pháp, công thức rõ ràng, mạch lạc, và phải tầm các vị minh sư đã giải thoát rồi, và đã ra thuyết pháp. Vì trên mình của vị Đạo Sư đó có ba cái linh:
- Một là thanh quang điển lành đầy ấp. Pháp thuỷ ban hoài không hết, để khai trí, phá mê, để cho người mới vào tu thấu lộ chơn giác.
- Hai là các vị có trọn vẹn các cây chìa khoá vô hình để lựa chọn các hàng môn đệ đủ kiên nhẫn, đủ ngộ tánh, mà trao cho mối tâm truyền khẩu khuyết, đó là phương pháp Vô Vi Huyền Bí Khoa Học Duy Tâm.
- Ba là các vị có các kinh nghiệm hành pháp, thí pháp, luyện pháp, từ hửu lẫn vô, và học cơ siêu thoát của cõi vô hình, xuất hồn đi học Đạo trên cõi Thiên Không.
Có theo học dài hạn, từ từ vị minh sư đó mới trao lần lần cho mình phương thuốc tự trị, và cây chìa khoá bí mật của Vũ Trụ, thì mình mới trở thành một vị môn đồ chính thức của Đạo Gia. Nếu không được vậy, dù có tu các pháp hữu vi mãn đời cùng kiếp chỉ được cái phước hư lậu của thế gian mà thôi.
Đạo không đức không truyền
Nhân vô hậu không dạy.
Tu học là cải tà quy chánh, sửa ác thành thiện. Rồi tu thiện thành chơn, tu chơn mới hiệp cùng Đạo Lớn.
Còn người vào tu, tánh ác không trừ, lòng tà chẳng diệt. Mỗi mỗi không phân minh, thiện ác mù quán. Rồi cầu chơn sư dạy Đạo cho cao, truyền pháp lực cho giỏi. Thì không một vị chơn sư nào mà dám truyền Đạo Học cao siêu huyền bí cho đứa ác bao giờ. Tức là nhân duyên mình trồng đó.
Mình là người học Đạo, đi tu, mùi trần đầy dẫy, thiện tánh không có, từ bi hỷ xả và ngộ tánh chơn giác chưa minh, mà cầu thầy dạy pháp huyền bí cho mình luyện tập. Cho dù vị thầy đó có thọ ơn thí của mình mà truyền cho mình, nhưng khi mình siêu xuất, Chơn Thần lên các cung, các cõi trên Trời học Đạo, thì các vị Thần canh giữ cõi Trời cũng đuổi xuống, và đóng cửa Thiên Môn của mình lại. Hay là các vị Phật Sự, Thiên Tôn, thấy mình chưa được thanh sạch, đuổi về không dạy. Thì đó là nhân do duyên mình trồng sai là vậy.
Còn thật lòng tu sửa, thì Thần Thánh rước đưa, Tiên Phật hoan hỷ giáo dạy truyền đạt huyền công bí pháp cho tu lên cao hơn.
Trời Đất cầm luật Đạo
Tiên Phật xử công bình.
Dấu người thì dễ, dấu mình không được. Như vậy thì làm sao mà dấu với Trời Phật được.
Tu tự biết cải sửa
Luyện tự biết trau giồi.
Thay cũ đổi mới, bỏ ác làm thiện. Tích đức, trì tâm học Đạo. Học chỗ hay, bỏ chỗ dở. Học giải thoát. Thay đổi lòng phân biệt. Cải tánh diệt danh. Quy Không hiệp Đạo.
Gương càng chùi càng sáng
Đạo càng luyện càng linh.
Lương tâm của mỗi con người là Minh Kính Đài, Thiên Tâm trực giác. Nếu biết lấy pháp thuỷ mà rửa ngày đêm, thì bụi bậm tự nhiên tan rã, sự sáng suốt từ đó hiệp về thuần phong thiện mỹ. Còn Đạo Gia có công tu tập, Giới định huệ mới tròn đầy, thì Đạo Gia mới giải thoát.
Học Đạo cầu chơn giải
Thành Đạo mình minh giải.
Lúc mình học Đạo thì còn nhờ vào thầy độ mình, để cho thông suốt đường đi nước bước mà hành cho đúng. Mình tập luyện lâu ngày, học tập thuần phát, thì mình trở thành hàng môn đệ truyền nhân của thầy. Tức là hàng minh triết đạo đức của Đạo Gia rồi vậy.
Kỉnh thầy được làm thầy
Đạt Đạo được truyền Đạo.
Lễ, đối với thầy không câu chấp, nhưng cần phải có. Vì nó là hàng Tứ Thánh; là hàng Môn Quy của Thượng Giới; là nhân nghĩa của trần gian; là lòng biết ơn của hàng môn đệ. Cho nên kỉnh thầy để được làm thầy.
Đạo dùng pháp để thí
Nhân độ lượng bố thí.
Đạo là sự chơn giải sáng suốt, nên thường do các vị đạt Đạo truyền bá pháp thí. Còn người hành Đạo, khi bị sỉ nhục, nên lấy độ lượng mà tha thứ cho hàng mê muội.
Thua người để dưỡng Đạo
Khiêm nhường để học Đạo.
Thua người để thắng lòng phân biệt của mình, là hàng đạo đức. Tha người để tiến đức cho mình là người có Đạo.
Dạy cho người mình tha thành hàng môn đệ giải thoát, đó là người thành Đạo. Chỉ có bậc thành Đạo mới đủ dũng để làm tròn nhân nghĩa.
Còn Đạo cao không muốn đầy. Đầy sợ tràn. Vì vậy phải lấy hạnh đức khiêm nhường, để cho đạo đức của người tu khỏi bị tràn ra ngoài. Nếu đã tràn ra ngoài thì thật là vô vị.
Hành Đạo khai sáng nhân
Phổ Đạo khai sáng tâm.
Thiên chân ai cũng có, chỉ vì bị che phủ. Người hành Đạo từ từ sẽ khai sáng nó ra. Khi chơn tâm hiển lộ giữa không trung, thì không còn mê muội.
Một câu pháp chánh ngôn
Sẽ soi thấu lòng người.
Một lời nói pháp chánh ngôn, lấy Diệu Quang Minh của Phật chiếu vào, thì vạn sự trong tâm đều hiện rõ, thiện ác phơi bày ra trước mắt. Lúc đó dùng trực giác huệ căn mà soi tỏ giùm cho họ tự thấy, tự hành, tự ngộ.
Thiện duyên bày trước mắt
Ngộ tánh do người hành.
Việc giải thoát là việc đạo đức, việc lành. Các phương tiện đều có sẵn, chỉ cần người đem tâm lành của mình đi tu Đạo, hành Đạo. Còn học Đạo là tuỳ theo ngộ tánh của chính mình mau hay chậm mà phát huệ, chứ không định vào thời gian tu lâu hay mới tu.
Tu lâu ngộ tánh chưa minh
Ấy là căn thiện của mình chưa sanh.
Tu cả nửa kiếp người, hành cả nửa đời người, mà còn đầy ấp chúng sanh tánh. Ánh sáng chưa khai, tâm linh chưa giác. Đó là do kiếp trước mình chưa trồng hoặc chưa gieo giống lành xuống, nên kiếp nầy ngâm hoài trong ao pháp của Phật vẫn không sanh được Phật Tánh. Vậy thì kiếp này mình nên lập chí phò Đạo, làm phước, học tập từ bi, để gầy giống cho kiếp tới.
Còn người mới nói đã ngộ, mới học đã đạt, người nầy: Một là họ từ Trời sai xuống để cứu đời; hai là Tiên Phật đội lớp nhân sanh để hành Đạo; ba là các vị Thánh Hiền đạo đức ra đời để học Đạo, đạt Đạo rồi hành Đạo.
Tu không thể ngó hình tướng bên ngoài
Lấy huệ căn soi các nhân duyên hiện rõ.
Tu không thể ngó vào người văn hay chữ tốt, các hạng thiện trí thức, hay các hàng Đạo Giáo, giáo sĩ. Mà hãy nên lấy tâm huệ để xét các việc làm của người, như vậy mới thấu hiểu được chân bản tánh nguồn cội.
(Hết trang 85.)
xin cảm ơn admin. xin được thỉnh kinh cõi không thời gian
(Tiếp theo trang 72.)
Trời Đất thâu vào tâm
Tiên Phật hiệp vào tánh.
Trời Đất tuy rộng lớn, người đạt Đạo thâu lại dễ dàng. Tánh Đạo tròn đầy, Tiên Phật linh ứng giúp đỡ.
Trên cân đẩu vân thâu đường
Dưới dùng độn giáp thâu đất.
Thần Quang Diệu Tướng qua lại Thiên Không dễ dàng, nhanh hơn đằng vân thường. Còn muốn thâu đường đất, phải thông độn giáp.
Đi trong Tam Giới bằng pháp
Định trong Tam Giới bằng tâm.
Dùng pháp thân để phân thân đi làm việc. Lấy giới định huệ để học Đạo không ngừng. Chuyển thức học mãi không hết.
Pháp hiệp Nhất đạt thanh
Đạo hườn Vô hiệp huyền
Tu luyện chơn tâm hoà cùng Đại Thể, thì đạt thanh nhẹ. Chơn Đạo về Không, thì ra khỏi Tam Giới, về Hư Không Đại Định rồi vậy.
Nhân thân nan đắc
Phật Pháp nan văn.
Có được thân làm người thì đã khó - bảy trăm ngàn năm tu luyện. Vậy mình có thân, có thiện duyên gặp thời kỳ minh sư giảng pháp là đã đi được hai đoạn đường rồi.
Thiện duyên nan ngộ
Xứ Phật khó về.
Nay gặp lại trần gian, cùng truy, cùng luyện, và đang hành pháp tu thân. Vậy mình đã đi được ba phần rưỡi đoạn đường rồi, còn sợ gì không đạt mà lo.
Thiên Lý trước mắt
Quy tâm thì tới.
Thiên Đàng trong tâm. Mở ra thì tới. Không xa.
Chơn Đạo Vô Hình
Chơn Phật Vô Tướng.
Hư Không là lý Vô Hình, người đạt Đạo cũng Vô Tướng. 'Không' là Thầy của Trời Đất và nhân loại. 'Có' là Cha Mẹ của chúng sanh.
Đạo Sĩ tu tâm
Học Sĩ tu thân.
Người Đạo Sĩ luyện tâm, tu từ bên trong ra. Còn người Nhân Sĩ tu thân, là rèn luyện ý chí đạo đức, sống thanh liêm hành Đạo.
Nhân học Phật tu thân
Tiên học Đạo tu nhân.
Người học Đạo để rèn tâm thân. Sau đó mới tu Tiên Đạo, tu nhân luyện Đạo.
Đạo Gia gặp Đạo thì tu
Tiên Gia gặp Đạo thì luyện.
Người tu gặp được Đạo thì tu bổ sửa chửa cho mình toàn thiện.
Còn Tiên Gia gặp Đạo thì lập đảnh an lư, tu tánh luyện mạng cho thành Kim Đơn, đắc pháp.
Phật tu tại điền
Tiên tu sơn mạch.
Phật tu đạo đức, nên vun xới phúc điền.
Tiên tu tánh mạng, nên cần chỗ địa linh nhân kiệt cho thích hợp.
Thánh tu tại thị
Nhân tu tại tâm.
Thánh Đạo phổ bá ở thành thị cho bậc học sĩ đồng theo đó mà rèn ý chí đạo đức. Còn nhân tu ở chỗ độ lượng, nhân hoà là đủ.
Huệ khai tầm chơn giác
Đạo tịnh kiến Như Lai
Giới Định Huệ khai thông, chơn giác tự hiệp về.
Đạo Gia tâm đạt thanh tịnh, thì thấy được Phật Quang hội tụ.
Tam Hoa thường trụ đảnh
Ngũ Khí được triều nguyên.
Tinh Khí Thần hiệp một, thường ở Hà Đào Thành, giao tiếp với Thiên Không, để thanh lọc và chuyển tiếp khí linh ra vào Tam Giới. Còn Ngũ Khí hoá thành đạo hào quang ngũ sắc, mà quy Không để thành Toà Pháp Bảo Liên Hoa Tâm.
Nhất khí Đạo thâu viên
Tâm thanh cầm chưởng pháp.
Thời kỳ nầy Thượng Đế và Phật Mẫu ban ân huệ cho các Linh Căn. Người tu hiền đắc pháp sẽ được Thượng Đế và Phật Mẫu triệu về phong thưởng đào Tiên và quả vị Kim Tiên Như Lai. Rồi được Tam Giới Cộng Đồng hướng độ mở cơ phổ pháp cứu đời.
(Hết trang 75.)
(Tiếp đầu trang 62.)
Lời pháp tuy khó hiểu
Kẻ ngộ sẽ thông suốt.
Thuyết pháp là để lập tâm tầm Chơn Căn, và đốn giáo cho người có giống Bồ Đề được nhuần gội Thiên Ân. Tự nó sẽ thông suốt lời lành để theo thiên chân cảm tính mà tu học.
Cảm ứng nếu có giống
Tự nó sẽ lập ngôn.
Xưa kia Lục Tổ Huệ Năng chỉ nghe có hai câu thuyết pháp mà tỏ ngộ:
Ưng vô sở trụ
Nhi sanh kỳ tâm
Người nghe pháp hoài mà chưa tỏ ngộ, là loại giống bị khô cằn. Hy vọng là mọc được một ngọn đuốc tinh thần để khỏi hoài công.
Đạo giáo truy nguồn cội
Pháp thí tầm căn gốc.
Trăm con sông đều quy về biển
Ngàn mối Đạo đều tiến về Trời
Phân chia do bởi con người
Tâm mà tầm được Đạo Trời mới nên.
Thuyết pháp giảng kinh là tầm người có giống Bồ Đề, hầu khai sáng trí tuệ, giúp cho nó trở lại bổn lai diện mục của chính nó.
Tuy pháp lý hửu truyền tâm đốn
Hỏi cho ra nơi chốn Huyền Hoàng
Tầm minh sư trao gậy Kim Cang
Lái thuyền pháp quy lai Phật Quốc.
Nghe chim hót rừng xanh núi vắng
Lòng người tu lập chí chán đời
Sống thanh bình tu dưỡng không lời
Tầm cơ pháp cứu mình tỉnh thức.
Tiếc chi cảnh sáng chiều quần quật
Ôm mộng trần luân chuyển thai sinh
Thoát ra cho khỏi mới vinh
Khang trang hơn khách Thất Tình đeo mang.
Giấc Nam Kha danh tình biển dục
Suốt đời mê Lục Dục đưa vào
Ai người có giống thanh cao
Tự mình dứt khoát bước vào tu Tiên.
Ai là giống Tây Phương thọ ký
Ai là người chơn lý Trời sanh
Đây nguồn mưa pháp sương lành
Tưới cho ngọc mát quy thanh nhẹ nhàng.
Điển cảm ứng lời vàng tiếng ngọc
Đạo truy tâm nguồn gốc Bồ Đề
Khử cho hết các mùi mê
Phật tâm hiển lộ Bồ Đề quy căn.
Giữa đêm thanh nhìn trăng tỏ rạng
Rồi hồn linh làm bạn Tiên Gia
Chu du thiên lý gần xa
Học kinh Bạch Tự hiệp nhà Vô Vi.
Tâm mê bởi nghìn đời u tối
Luyện pháp môn sẽ hội điển lành
Ngày ngày khử trược lưu thanh
Tự nhiên tỏ rạng trong lành Căn Thiên.
Bồ Đề bổn vô phiền vô luỵ
Tâm vô vi không bị nhiễm ô
Mỗi ngày pháp thuỷ tưới vô
Sanh ra giống Phật cơ đồ phục hưng.
Cây đại thọ sáng bừng ánh Đạo
Gốc Bồ Đề Linh Bảo hiện ra
Pháp môn chánh đẳng chánh toà
Quang minh Phật Quốc độ cho người đời.
Kinh Vô Tự không lời, điển giải
Có tu thì trở lại nguồn xưa
Đây lời chơn lý Đại Thừa
Cho người khai ngộ giải mưa thế trần.
Tu thiền định tầm căn quy tánh
Ai nghe kinh mà ánh sáng loà
Ấy là cội gốc Đại Thừa
Học cơ Bí Pháp mới vừa Đại Căn.
Điển pháp hoá văn
Luận văn kiến tánh.
Điển là lý siêu hình, mượn qua văn tự để viết thành văn ngôn điển giới. Nhưng mục đích là luyện Đạo kiến tánh thành Phật.
Tâm kính khai mở
Hồi quang phản chiếu.
Minh Cảnh Đài khai mở, thì người Đạo nhìn soi vào đâu thì tỏ ngộ tới đó.
Nhất lý thông
Vạn lý minh.
Hiệp được Một với Đại Thiên Thế Giới, thì vạn sự từ đời đến Đạo minh luận rõ ràng.
Kiến tánh thành Đạo
Đốn pháp gặp tánh.
Tỏ được thiên chân, Đạo được thành đạt. Cũng nhờ các bậc minh sư giảng pháp đốn ngộ, mà hồi quang chơn tỉnh, rồi theo đó mà tu hành mới đạt kết quả.
Vô lượng Hà Sa
Tựu hội chơn giác.
Mỗi lỗ chân lông sẽ phát ra vô số Hà Sa. Cho đến khi nó kết lại được rồi, là thành Xá Huệ Quốc.
Linh Sơn hội thượng Phật
Pháp thí lập văn ngôn.
Tuệ nhãn mở ra thì nhìn thấu pháp giới trong tiểu nhân thân, thành một hội Linh Sơn. Từ đó Chủ Nhân Ông lập văn, thí ngôn, thuyết pháp, cho đồ chúng tu học.
Phật tức chơn tâm
Tâm tức viên giác.
'Phật tức Tâm, Tâm tức Phật' là ở chỗ viên mãn, viên giác, thông suốt cội nguồn, tầm đường giải thoát.
Phật đáo Linh Sơn
Tiên qua Bỉ Ngạn.
Tu đến ngày Phật hội an trụ ở trung tâm bộ đầu, giảng pháp cho các giới đồng hưởng Chơn Quang của Phật.
Còn phần Vía thì về Bồng Lai Tiên Cảnh rồi hiệp nhất cùng Kim Tiên Như Lai.
Ta là Phật đã thành
Chúng sanh là Phật sẽ thành.
Ý nói, Chủ Nhân Ông đã đạt Đạo. Còn chúng sanh và các vị Tỳ Kheo cũng sắp thành Đạo. Đó là ý nói trong Tiểu Xá Huệ Quốc, chứ không nói ra ngoài nhân gian được câu này.
Thiên Tâm Thiên Nhãn
Đồng cảm đồng ứng.
Tâm và nhãn hiệp làm một, sanh ra diệu tướng Phật Quang. Nó cảm cũng đồng, mà ứng biến cũng theo linh giác để học tập tu luyện.
Pháp kiến Như Lai
Phật khai Thân Pháp.
Luyện pháp từ con người, rồi xuất được Hồn ra đi học Đạo, rồi luyện sanh Thánh Thai Kim Tiên Như Lai. Đó là pháp kiến tánh Như Lai.
Còn khi đạt Đạo rồi, thì Thân Pháp sẽ hoá thân đi độ Chơn Căn trở về nguồn cội. Để:
Quy tâm luyện mệnh
Quy tánh luyện Đạo.
Tâm giao hội mệnh Đạo sanh
Tâm tròn sáng Đạo Căn tỏ ngộ.
Không ngộ thì mê
Ngộ rồi thì giác.
Trước, chưa nghe pháp, chưa học kinh giảng, thì còn u tối. Khi nghe qua kinh giảng, trí tuệ mở ra, như nhớ như thương, như tầm pháp lý. Đó là giống Bồ Đề đã bắt được mưa pháp mà mọc rồi vậy.
Phiền muộn rửa sạch
Nghiệp chướng tự tiêu.
Ánh sáng hội về, vui lòng mát dạ. Nên các phiền toái, nghỉ bậy, tự nó lánh xa, thân an tâm sáng.
Ba kiếp nghiệp chướng
Tự biết khất lại.
Nghiệp chướng trong ba kiếp cứ đến khảo đảo. Vạn sự chưa rồi, mà lòng thì muốn tu. Nên lập Thiên Bàn xin với Thượng Đế, Cửu Huyền Thất Tổ: 'Cho con khất lại, sau này con tu hành viên mãn, con sẽ hồi hướng công đức đó lại để trả quả nghiệp.'
Thiên Lý truyền tâm
Thiên Cơ tỏ ngộ.
'Ứng để luyện Đạo, Cảm để hành độ.'
Mỗi giờ đều hiển lộ Thiên Cơ để người Đạo biết đó mà làm cho hiệp Thiên Lý.
Lập Đạo thâu truyền pháp
Nhập định thâu khí linh.
Thế Thiên Hành Đạo, giảng pháp truyền nhân, là việc tự nhiên. Nhưng cần phải có thời gian Nhập Định Vào Thất để lên lớp cho mình nữa.
Người cao một cấp
Ta luyện ba cấp.
Mỗi người học Đạo sáng tâm, mỗi ngày họ được mở mang từng giai đoạn. Còn người truyền pháp phải tu thêm gấp ba lần để có cơ hội phổ truyền cao kiến của Phật.
Đạo đức tầm nhân
Hiền triết trong nhân.
Đạo đức thường hợp với người đạo đức. Minh xa hiểu gần là bậc hiền triết trong nhân gian đó vậy.
Tiến đức hồi quang
Tỉnh Đạo hồi tâm.
Tu phước, tu huệ, tu phương tiện, ai mà biết đem ba việc này bố thí, thì nghiệp chướng sớm tiêu trừ, Đạo quả sớm thành đạt.
Lòng thành Phật độ
Tâm thành Đạo đạt.
Phật tức tâm. Người thành lòng là hiệp ý với Phật, tức được độ. Còn đi tu thì phải thành tâm, vì tâm lành đạt quả lớn.
Cầu Đạo lập tâm
Học Đạo lập ngôn.
Cầu Đạo tu thiền, luyện tâm theo Trời Phật.Nhưng khi học vào hàng đạo đức, thì không nên dùng các văn tự cẩu thả mà làm tổn đức của mình.
Xưa chưa học Phật thì mê
Nay học được Phật thì giác.
Nên tỉnh mình và giác người để cùng tu Đạo.
Tâm đầy thâu nhật nguyệt
Tánh tròn khai huyền pháp.
Tâm luyện tới mức đầy ấp linh khí là chứa cả Âm Dương vào trong đó. Vì:
Tánh ngộ tròn đầy
Thần thông tự về.
Thiên Mã hiệp ý Trời
Bạch Tượng sạch thanh khí.
Thấy cỡi Thiên Mã, là tâm Đạo hiệp làm một với ý Trời.
Thấy Bạch Tượng là biết trong người Âm Dương thuần, tinh khí chuyển thành linh khí.
Quá Ngũ Đài Vân
Lục Căn thanh tịnh.
Ngũ khí hiệp lại thành Đài Mây, kết tinh qua lại, thì Lục Căn quy phục Chủ Nhân Ông, mà làm việc cho chủ.
Vạn linh hội tựu
Chơn Linh phổ truyền.
Độ người và độ cho vạn vật sinh linh. Truyền tâm phổ kinh, thời thời khai ngộ.
(Hết trang 71.)
càng đọc càng sảng khoái , admin post lên hết đi, hoan hỷ, hoan hỷ.
(Tiếp đầu trang 56.)
Còn khí trọng trược ngưng kết lại thành mảnh đất gọi là phúc điền tụ hội ở cõi Trời của người tu.
Còn ánh sáng, mình ngồi thiền mà thấy được, đó là linh khí Hạo Nhiên.
Còn vật tròn sáng có lúc thay màu đổi sắc, đó là viên ngọc Xá Lợi, gọi là Linh Tánh của người tu. Nó nhỏ như viên kim cương, ra vào lui tới với mình. Còn lúc mình làm việc, là nó về lại ngôi Thái Cực mà tu dưỡng linh khí Tiên Thiên.
Thiền Định soi tâm
Đạt Đạo quy căn.
Tập trung ngó ở giữa hai chân mày, là soi tâm. Khi đã ngộ được, linh hồn xuất ra học Đạo. Đó là:
Phục Hư tầm linh
Chơn Căn hiển Đạo.
Thiền giác học Đạo
Minh huệ luyện Đạo.
Người tu thiền có giác có mê.
Thiền giác là:
Tầm được điều hay
Bỏ điều ô tạp
Đạo mình mình học
Đạo người người tỉnh.
Thiền mê là:
Ôm pháp chấp tâm
Soi hoài không sáng
Vì tâm ô nhiễm
Nên thiền chưa ngộ.
Đứng trong hoàn cảnh nầy, có tu suốt đời cũng chỉ được chút phúc hư lậu của thế gian. Khi chết, làm Sơn Thần, Thổ Địa, mà trông coi ngôi tự. Vì:
Lòng tham chưa dứt
Giải thoát khó về.
Vạn vật trên đời là Không. Cho đến thân mình cũng do Tứ Giả ngưng kết. Tại sao không mượn nó để tu chơn, quy Tiên, đạt Đạo? Đã có lòng tu giải thoát, thì ôm nhân quả của thế gian để làm gì? Ôm hình thanh sắc tướng nhân nghĩa của đời làm chi cho nặng nghiệp chướng của kẻ tầm đường đi về giải thoát?
Đạo ngộ nhờ giải
Người ngộ nhờ thoát.
Tu đến đạt ngộ tánh, Thiên Lý kéo nhau về, mộng trần tan biến, tức là tự giải nghiệp. Mỗi ngày gia tăng công phu cho sáng tròn đầy, hồn linh được tự ly gia cắt ái, tự giải thoát.
Thả lỏng lúc tỏ sáng
Kềm tâm lúc huyền tối.
Ánh sáng càng hội tụ, nghiệp chướng từ nhiều kiếp tự tan rã. Thả lỏng theo Thiên Lý, tự do nó phát khởi.
Lúc độc tố sanh ra, tâm tự nhiên huyền tối. Nên kềm tâm trong ngày giao tiếp không được xuôi thuận. Nếu không sẽ sanh ra chướng khí xung thiên.
Thiên Không thường trụ sáng
Mát khắp cả châu thân.
Ánh sáng càng gia tăng kết tụ, thì thanh điển kéo nhau về toả trên bộ đầu mát lạnh, và cho tới toàn thân mát lạnh. Còn ớt lạnh, nghe châm chít các lỗ chân lông, và không có ánh sáng, đó là tà khí, nên xả thiền đi ngủ.
Thiên Xích được khai mở
Nghe chấn động Hư Không
Luồng điển tâm mở ra càng cao, thì càng nghe luồng điển của cõi Hư Vô qua lại ở trên Thiên Không tới lui thăm viến người tu thiền. Hoặc nghe điển kêu sôi động ở trên bộ đầu suốt ngày đêm, đó là điển giới giao cảm cùng Thiên Không mà tạo ra tiếng kêu ró ré, 'é é.'
Nhịp tim dời về tâm
Nhịp tim hội ly tâm.
Tu một thời gian bộ đầu khai mở, nhịp tim dời về trung tâm bộ đầu mà nhịp một thời gian, rồi theo luồng điển rút ra khỏi bộ đầu tức là ly tâm học Đạo.
Tâm rời tâm ly gia
Hồn rời xác cắt ái.
Nhịp tâm là lý vô hình, khi nó tiếp giao với Thiên Không học Đạo, là ly gia. Hồn rời bản thể đi về Thiên Không học Đạo, là cắt ái.
Lòng dục không sanh
Tâm đạt định huệ.
Mỗi mỗi đều an tịnh vô vi, là lòng dục không sanh, ma chướng quy Đạo, thì trí định huệ tự hiệp nhau về.
Thường Chuyển được quang minh
Linh khí được kết tụ.
Pháp Luân Thường Chuyển mà ánh sáng hội về, là người có giống Bồ Đề. Linh khí được hội tụ thì Thiên Lý dạy Chơn Thân cảm ứng tự học.
Nghe thấy đều quy tâm
Học hiểu đều quy tâm.
Âm Ba Đại Hồn dạy dỗ ở trong tâm. Thấy biết cũng ở trong tâm. Càng soi càng hiểu rõ vị lai quá khứ, diện mục Chơn Như.
Thiên Lý quy tâm
Đạo Học quy tâm.
Đắc Nhất thông tỏ nguồn cội Hư Vô.
Quy Tâm tri hết chơn thể Thiên Địa.
Linh nhờ tánh hiệp Đạo
Huệ nhờ tánh hiệp nguồn.
Tâm hiệp làm một với Đạo, thì mỗi mỗi đều linh.
Tánh tròn đầy, huệ sáng suốt, là hiệp vào Chơn Đạo.
Tâm không thiện không ác
Đó là tâm chí thiện.
Mới tu làm thiện để diệt trừ điều ác cho Linh Tánh được giải nghiệp, và các chướng ngăn duyên Đạo. Khi hiệp được Thiên Lý, dù có làm điều thiện nhưng không còn cho là mình làm. Cứ để cho theo thế tự nhiên mà hành độ thông thả. Có như vậy mới là bậc giác ngộ hoàn toàn.
Hửu tình gieo giống xuống
Mưa pháp tự khai hoa.
Hoằng pháp độ tha, kết duyên gieo giống, là việc của người Đạo Gia phải làm. Còn khi người có giống Bồ Đề trong tâm, thì nó sẽ phát khởi việc thiện, và tự lo tu tập, lập đức cứu đời. Tất cả thể hiện qua hành động tức khắc.
Vô tình không có giống
Mưa pháp vẫn không sinh.
Nếu người nghe pháp hoài mà chưa có ý niệm thiện lành để tu hành phát khởi, đó là chỗ không có giống. Người hành pháp không nên bắt cầu, tưới nước vào chỗ rừng hoang tàn mà uổng công phí sức.
Còn có loại giống cằn sắp thối, cũng nghe pháp tỏ ngộ phút đầu. Nhưng ngâm mình hoài trong ao pháp cả đời người mà không sanh được ngọn đuốc Bồ Đề, mà lại còn ung thối các loại giống tốt trồng chung.
(Hết trang 61.)
(Tiếp đầu trang 50.)
Giáo thì phải dưỡng
Dạy thì phải dỗ.
Cây khô không uốn, tuỳ nó dưỡng phước, tuỳ nó tu bổ.
Cây tươi nên uốn, cho nó thẳng Đạo, thành bậc minh sư, chân nhân, để thay con đi phổ hoá. Lúc nó mới tập giảng kinh thuyết pháp, phải gặp nghịch lực để nó tăng trưởng, xuất trí định huệ. Nếu nó làm được, công đức vô lượng. Vì nó là cái đài gương của Phật Pháp cho mọi người soi chung. Lúc còn yếu Đạo, con nên an ủi, dạy dỗ tâm linh, khoa học siêu hình cho nó tập luyện, rồi cho nó tu chính mà đi hành độ tiếp tục.
Hồng phúc Trời ban
Đạo linh con phổ.
Công năng tu luyện của các hàng môn đệ, khi lên đây có Thầy và Tam Giáo Toà, Quần Tiên, Chư Phật ân độ.
Còn khai mở khiếu thiêng, Thầy nhờ con Điểm Đạo cho hàng môn đệ, mở đường Thiên Xích, để hiệp với Thiên Không cùng Đạo Trung Dung mà tiến giải.
Phật Kinh không có trang cuối
Tu học không bao giờ hết.
Trong các cuốn Phật Kinh không có đoạn kết thúc. Ý nói lên:
Phật Pháp vô biên
Đạo Học vô hạn.
Cho nên Trời không dạy xa, Phật không chấp văn tự. Mỗi mỗi đều dạy người học Đạo quay vào trong, đi tìm cái lương tâm độ lượng đạo đức của chính mình. Khi tìm được nó, thì mới tu dưỡng cho thuần lương chí thiện. Rồi nhờ sự linh diệu của nó có sẵn mà nó đi tìm cái thiên chân cảm ứng mà hiệp cùng Tam Giới, để học tập cái Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Từ đó nó mới phát tâm xả bỏ Thất Tình Lục Dục, ngày đêm vui với cái Thiên Lý Vô Vi.
Tâm ứng Thần linh
Soi đâu tỏ đó.
Một lời trí tuệ ban ra, Trời Phật Tiên Thánh Thần linh ứng. Chứ không còn lời lẽ của người phàm tục.
Nhờ vậy nhìn đâu thấy đó mà dẫn độ nhân sanh, khai quang Điểm Đạo là vậy.
Nguồn Đạo vô biên
Suối Đạo thanh ngọt.
Pháp thuỷ càng ban, càng vô cùng.
Lời Đạo càng nghe, càng ngọt thắm.
Dạy Đạo dùng tâm pháp
Hướng Đạo bằng trí tuệ.
Tâm nhờ duyên mà tỏ ngộ
Đạo nhờ tâm pháp dẫn độ.
Có như vậy mới gọi là hàng đạo đức. Và mới thuận theo dòng suối Đạo, mà lưu hành khai mở trí tuệ, để gieo giảng giống Phật, ban nguồn tâm pháp.
Nhiên Đăng chiếu tâm mệnh
Như Lai hoá hình thể.
Ánh sáng Phật Quang chiếu soi pháp giới Hư Linh, truy cố nghinh tân, thấu rõ nguồn gốc của các sự vật.
Còn Xá Lợi Diệu Quang do tâm pháp Như Lai chuyển thế mà tạo thành hình tướng Chơn Dương Chi Khí, để ra vào các cõi thanh diệu.
Pháp duy tâm Pháp sanh
Đạo duy tâm Đạo trưởng.
Pháp hiệp được chơn lý, Pháp hoá Thân Pháp.
Đạo hiệp được Đạo là người bắt đầu trưởng thành.
Dạy Đạo bằng không lời
Hướng dẫn bằng cảm ứng.
Mặt trời mọc cho vạn sự đi theo công việc của mọi người tuần tự qua ngày. Cho họ biết sáng thì phải đi làm việc, chớ không réo gọi, mà mọi người 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.' Nhưng khi lặn xuống, mỗi người theo đó mà yên nghỉ. 'Trời chiều khuất bóng, vạn vật tự yên.'
Con người tu là đồng cái lý sáng suốt của Trời Đất, để hướng độ cho thông suốt cái Đạo Căn mà làm theo mệnh Trời.
Còn đồng cái tình, hiệp cái ý với chúng sanh, là tự tạo ra ma chướng nghiệp căn tức khắc. Nếu không hiểu thì tạo ra biết bao là phiền não loạn tưởng.
Đường Đạo độ nhân tâm
Hành Đạo không xu hướng.
Hướng Đạo cho nhân sanh là cầm cân công lý. Vì đời mà hành Đạo. Cho người thấu hiểu được luật tiến hoá của Vũ Trụ vận hành.
Không vì thân mà bao che
Không vì ghét mà huỷ bỏ.
Nếu đã sanh tâm này, cần nên sám hối. Vì mình là người có sứ mệnh Đạo trên mình, là người Thế Thiên Hành Độ, mà còn dung chứa Thất Tình Lục Dục, sanh ra chúng sanh tánh. Vậy chính mình đã phả lấp cái thiên chân rồi vậy.
Tham thiền minh Thiên Lý
Nhập định ngộ căn nguyên.
Đường Đạo là đường ở giữa tâm. Cho nên người càng thanh, càng thiên về Thiên Lý, thì minh tâm kiến tánh.
Ngộ Phật ở Hư Không để được dạy mật pháp cho. Rồi tham thiền nhập định, thì mới thấu rõ được vị lai, quá khứ, hiện tại. Rồi tự mình đốn ngộ mình bằng cách lập tâm tu luyện để biết nguyên căn, nguồn gốc của linh hồn.
Đạo thanh nhờ Tham Thiền
Huệ phát nhờ Nhập Định.
Pháp Luân Thường Chuyển và Tham Thiền được nhiều, thì mức lưu thanh khử trược được gia tăng, và khí Hạo Nhiên từ đó được thâu hút vào bộ óc, và bộ óc cung cấp cho Ngũ tạng. Mỗi thời thiền thì thanh khí được triều lưu qua lại trong bản thể được nhẹ nhàng. Đạo Căn nhờ đó mới phát sáng. Khi đã sáng tâm, thì ngồi thiền được dài hạn. Rồi từ từ Linh Tánh, Linh Tâm xuất ra học Đạo ở cõi Tiên Thiên Nhất Khí. Từ đó:
Âm ngưng kết Thánh Thai
Dương ra vào học Đạo.
Kết Thánh Thai không phải ở trong thân, cũng không phải ở trong óc, cũng chẳng phải trên bộ đầu. Xưa nay kinh điển giải đều sai cả. Vì vậy người tu không biết lấy vị trí nào để kết thai lập đảnh.
Người bàn Đạo chấp lời văn
Kẻ tu Đạo chưa thông suốt.
Ở trong hai khí Thuần Âm Thuần Dương của Trời Đất, trong bầu thanh quang Thái Cực, một nửa bên trái Thuần Dương, một nữa bên phải Thuần Âm, chánh giữa có một gạch đứng. Gạch đứng đó là đường Trung Đạo đối diện Âm Dương, qua lại dìu tiến, xuống lên thông nhất.
Cho nên, người tu tham thiền nhập định, thì ba khí trong người được thông. Lấy Tinh bổ Khí, lấy Khí bổ Thần, cho Thần Hồn về hiệp Nhất cùng Đạo. Từ đó một giờ thiền là Linh Tâm, Linh Tánh theo khí đó xuống lên học Đạo. Và từ đó thanh khí phóng lên Trời, kết Thánh Thai ở trong bầu Linh Thể của Đạo.
(Hết trang 55.)
(Tiếp đầu trang 46)
Trí tuệ là cây thước pháp giới đo lường đạo đức, khai mở linh tâm. Mỗi ngày gia công tu luyện cho:
Đức linh huyền biến
Đạo linh đại diện.
Tánh Phật đi đến đâu đại diện Trời Phật đến đó. Cho nên nói 'Thế Thiên Hành Đạo.'
Luật cầm công lý
Đạo cầm Thiên Chỉ.
Thông suốt được luật của Đạo, thì tuỳ căn mà độ, tuỳ thức mà ban, tuỳ hành mà ngộ.
'Huệ Mạng Chỉ Thiên' là cải thiện đời sống cho nhân sanh hưởng hồng phúc của Thượng Đế.
Nhân cầu tuỳ cung
Nhân hoà tuỳ duyên.
Sự thỉnh cầu của quần chúng muôn nơi, tuỳ phước huệ của họ nhiều ít, mà chuyển Chư Thần cung cấp ban phát. Còn hoà hiệp với đời sống trong lúc giảng kinh thuyết pháp hoá độ quần sanh cũng tuỳ duyên của các địa phương mà từ độ. Tuỳ theo phong tục, tập quán, tông giáo trước đây, mà khêu đèn trí tuệ cho họ.
Nhân tùng Đạo sanh
Nhân hiệp thạnh phát.
Nhiều người bằng lòng tu Đạo, đó là nơi trồng được giống lành. Ruộng phước từ đó được khai hoá. Từ một sanh ba, ba sanh thiên hạ, để đồng giác đồng tu, đồng hành, đồng giải thoát. Nơi đó là vườn lớn của Đại Đạo. Nên kiếm các loại linh chi, nhân sâm, trường niên thảo, linh chi thảo tử, mà trồng trong vườn phước đức đó, để lúc phong hàn mà nhờ nó đủ tánh dược Đạo Linh mà chăm sóc thiên hạ.
Hành Đạo tuỳ nhân
Thành Đạo tuỳ duyên.
Ai phát tâm tu cũng nhận vào hàng môn đệ của Thầy, rồi ban phát pháp lý giáo độ dạy dỗ ngày một dài hạn. Rồi xét thấy tuệ căn tỏ ngộ đến đâu, tuỳ đó mà con bổ khuyết cho tới chỗ đắc pháp, thành Đạo viên mãn.
Thiên Lý Thầy ban
Chơn Lý con giáo.
Trong Tam Giáo vận hành, Thầy ra cơ dẫn độ cho các vị Tiếp Dẫn Đạo Sư để từ độ các Chơn Căn quyết lòng học Đạo tu hành giải thoát. Thầy sẽ ban phát nối Đạo cho nó tiến hoá. Còn điều ngay, nẻo cong của pháp, nó chưa thông, con nên hướng dẫn hành độ cái bí mật khẩu khuyết chơn truyền cho hàng môn đệ. Rồi theo dõi cái Thiên Lý ứng cảm của hàng môn đệ, mà ban phát tiếp tục cái Đạo của Thầy cho hàng môn đệ thông suốt Đạo Luật của Vũ Trụ và bí mật của Vũ Trụ, để vào hiệp cùng Tam Giới mà tu dưỡng.
Chơn sư minh Đạo
Môn đệ mau thành.
Vì người thành Đạo ít tái sanh trong kiếp con người, nên xưa nay không mấy vị được hoàn toàn viên mãn.
Vì vậy mỗi Ngươn, Trời cho giáng sanh một vị Thầy của Vũ Trụ để đầu thai làm người phàm, rồi tu dưỡng thành chánh quả để lãnh mệnh Trời đi truyền bá cơ Đạo của Trời, và dẫn được vô số môn đệ về cõi siêu thoát và lập ra được một xã hội văn minh an lạc, Di Thiện Tối Lạc.
Bình quốc sanh văn
Chiến quốc sanh võ.
Tu Văn Phật là người mở trí tuệ, văn chương lưu loát, tao nhã, thanh ba, quốc hồn an tịnh.
- Văn Phật làm anh, phổ truyền giáo dạy.
- Võ Phật Tiên Đạo, phép tắc, bày binh bố trận, thiên la địa võng, canh giữ tuần tra, xuống lên Tam Giới.
Còn người tu dưỡng Huyền Công của Thầy dạy, là văn võ song toàn, Linh Bảo đầy đủ.
Luyện Đạo chủ tâm
Học Đạo duy tâm.
Người tu lấy tâm làm chủ, nên không bị Lục Tặc phỉnh dỗ, Thất Tình mua chuộc, nên đứng vững trong Trời Đất.
Còn học Đạo là nội khoa tâm lý, Khoa Học Vô Vi. Nên khi đạt được rồi, thì chí linh chí thiện.
Hành Đạo thế Thiên
Độ lượng cởi mở.
Con đi phổ hoá cho nhân tâm tu dưỡng, là thế Thầy giáo dục Thiên, Địa, Nhân, Tam Giáo vận hành. Cho nên, mỗi thời con thuyết pháp, có cả Thập Tam Thiên Thế Giới, Phật Tiên Thánh Thần, đồng hội tụ. Để từ độ hay học tập bổ ích cho các giới vô hình mới chuyển xuống cõi hửu tướng thế gian.
Con nên giải rõ chỗ khúc triết được mạch lạc, thông suốt, cho các giới đồng học trong cảm ứng.
Còn môn đệ có chỗ phạm giới, chưa minh, nên lấy hậu tình mà răn phạt nhẹ nhàng, cho hàng môn đệ cảm ân đức mà cải sửa tu dưỡng.
(Hết trang 49)
xin đạo hữu gửi giúp toàn bộ kinh sách đạo hữu có được của đức thầy vô danh thị, xin cho. hoan hỷ, hoan hỷ. Tuhungdhsp20015@gmail.com.
(Tiếp đầu trang 44)
Vô tướng hoà tâm
Đạo huyền hóa Đạo
Hườn đồng cải lão
Định giới hoá duyên.
Đến đây tuổi thọ gia tăng, linh hồn cải lão hườn đồng. Chơn Không luyện Đạo. Trong Đại Định Giới tuỳ cảm mà ứng để học tập cái thiện chân.
Đến cõi Vô Danh
Trong ngoài Vô Tướng.
Hình do nhân sanh ra
Tướng do nhân duyên kết.
Đến cõi Phi Phi Tưởng thì:
Hình tướng tự tan rã
Nhân duyên tự cháy tiêu
Hồng trần tự khô héo
Trí tuệ cũng tròn vo.
Luyện Không hiệp tướng
Tam Muội Chơn Hoả.
Đại Định lập tâm
Tam Muội Lập Thất.
Khi vào Đại Định, người học Đạo quyết lập chơn tâm phúc điền ở cõi Trời không không, trống trống nầy bằng linh khí để tụ thanh kết tịnh, mà sanh ra Xá Huệ Quốc. Vì muốn lập quốc ở Thiên Đàng cần nhiều thời gian Vào Nội Thất, lánh xa sự động loạn của thế gian để tu luyện cho thành chánh quả.
Hoả Đức năng tăng
Đạo Gia năng luyện.
Ánh sáng càng gia tăng, trí tuệ càng bừng phát. Đạo Lực mỗi ngày một thêm sáng, là Hoả Đức hiệp được với Hư Vô Chi Khí. Lúc nầy buông hết việc đời lẫn việc Đạo để cho:
Chân tâm trống trống
Chơn khí đầy đầy
Khai đường Thiên Xích
Đạp gió giỡn mây.
Hoả mệnh kết Thần
Linh khí kết Thể.
Thần Hoả càng đầy, đạo đức càng cao.
Linh khí càng kết, Chơn Quang đoàn tựu.
Tiến Đức linh tâm
Tiến Đạo huệ sáng.
(Hết trang 45.)