Cảm Tạ
☀️
Con thành tâm cảm tạ Thiên ân của Đức Phật Tổ, Đức Cha Trời Mẹ Đất, và Cộng Đồng Cửu Phẩm - Phật, Tiên, Thánh, Thần - Tam Giới Thiên Địa Nhân.
Con cũng thành tâm cảm tạ công ơn Thầy Tổ và chư vị Đạo Hửu ở địa phương và năm châu thế giới, đã đặc biệt quang chiếu Thanh Quang Điển Lành và trợ giúp cho con có phương tiện thực hiện các tập sách - Thi Văn Tâm Linh Đạo Học - để con và chư vị Đạo Hửu có cơ hội phụng sự Cơ Thiên Địa Đại Đạo của Đức Như Lai Phật Tổ và Đức Thiên Địa Phụ Mẫu.
Con chân thành ước mong được chia sẻ Tình Thương, Đạo Đức, và sự hiểu biết về Sức Khoẻ và Tâm Linh Điển Quang Đạo Học cùng với cộng đồng Nhân Sinh, Vạn Linh Tam Giới.
Một lần nữa con xin thành tâm đảnh lễ và cảm tạ Thiên Ân Bề Trên, và con đặc biệt cảm tạ chư vị Đạo Hửu, Thân Hửu cùng tất cả quí bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã và đang dành rất nhiều cảm tình và sự trợ giúp quí báu.
Trân trọng kính bái,
Vô Danh Thị
LỜI TỰA
Xưa nay bao kinh điển giảng giải về chữ Đạo, mà chưa ai làm sáng tỏ nó ra cho các giới đồng hiểu về cái sáng huyền diệu và minh triết của Đạo. Nay tôi xin lấy sự giác ngộ của bản thân để chia sẻ cùng các bạn học giả tham thiền "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" chỗ huyền huyền diệu diệu của Đạo.
Các bạn hãy cùng tôi đi sâu trong Vũ Trụ Quang để đồng nghiên cứu sự huyền diệu linh ứng của Đạo, và đồng tịnh luyện để thấy được Đạo là con đường giải thoát, và để thấy các cảnh trí vô thinh thanh tịnh.
Chúng ta cùng đi đến mục đích của nó bằng:
Đạo Phi Thường Đạo
Danh Phi Thường Danh.
Bạn có đi đến chỗ vô cùng của Đạo thì mới thấy sự huyền diệu của Đạo Pháp là: pháp Lực, pháp Thân, và phát Quang, phát Huệ. Khi bạn có đi qua hết các trường đạo đức từ Chơn Thần, Chơn Thánh, Chơn Tiên, và Chơn Phật; các bạn có học hết và qua các trường Đạo Học Tâm Linh như trên, thì mới thông suốt được câu: "Đạo Phi Thường Đạo, Danh Phi Thường Danh."
Ở đó hoàn toàn là Linh Khí của Hư Vô, trên dưới thông suốt, trước sau không nhiễm, trong ngoài trống rỗng mà dung chứa hết tất cả mọi vật linh ứng. Đi khắp Tam Thiên Thế Giới, Ba Cõi, Sáu Cung, đều thấu triệt Linh Khí của Hư Không. Đến thì hiệp, đi thì tan, gặp thì kết, nơi nào cũng hoá duyên được, vị trí nào cũng tận độ được trong linh giác của người đạt Đạo. Tuy là cõi Hư Không vô hình bóng, mà rất sống động trong các lãnh vực siêu nhiên. Vốn của Hư Không Chi Khí là Không Không. Nhưng cũng từ đó sanh ra Đạo và các Linh Sắc, và các Linh Tướng.
Còn người tu lưu thanh khử trược là giải cho tâm thức của chính mình thông suốt được những di thức mà mình mượn từ cõi Hư Không. Chơn Linh lìa Không để xuống đầu thai làm một con người. Đạo cũng từ Không - Hư Vô Chi Khí - mà đi. Người tu từ đây tu luyện về để hiệp cùng Đạo, cho nên phải cần có sự chơn giải của các vị Minh Sư thành Đạo, để làm một con đường minh chánh tâm kinh, hồi quang phản chiếu, để thành thiên chân thuật luận.
Đạo Lớn Không Tên
nên làm Thầy.
Đức Lớn như Không Gian
nên làm Cha.
Nhân Lớn như Vũ Trụ
nên làm Mẹ.
Kính Bái,
Vô Danh Thị.
Chơn Đạo Vô Hình.
Chơn Phật Vô Tướng.
Chơn Nhơn Vô Danh.
Chơn Tu Vô Tranh.
(Hết trang 2.)
(Tiếp trang 79.)
Tiên Ông dạy:
- Nước có ba thời kỳ:
- Nước Lớn
- Nước Ròng
- Nước Bình.
Tiên Đạo Lúc Nước Lớn phải biết phổ truyền cái Đạo Đức của Trời, để cho người biết chỗ giải thoát tinh thần.
Người nhân đem cái đạo Chí Nhân phổ truyền để cho lành cái đức của mình và lành cái Đạo của Trời.
Đức Lớn nên thờ Đạo của Trời
Đạo Lớn nên dưỡng Đức của người.
Khi mặt nước lên cao.
- Quốc gia được hưng thịnh:
Bậc nhân sĩ làm việc chí công
Hàng đạo đức làm việc vô tư.
Trên đại diện Đạo Trời
Dưới yên lòng bá tánh.
Lòng dân bủa khắp
Thiên hạ Thái Bình.
Thiên hạ được an
Quốc gia cường thịnh.
Dân giàu nước mạnh
Ích nước lợi dân.
- Đạo đức cường thịnh:
Nhân Sĩ lớn là hàng Đạo Học
Phải đi theo nguồn gốc Đạo Gia.
Diệt giả ngã
Phi ngã, phi phi ngã.
Đạo Lớn không phân thiện ác
Pháp Lớn không nhiễm chánh tà.
Đạo Lớn vô tranh quốc gia hưng thịnh
Nhân Lớn vô tranh tạo phước cho đời.
Người chí nhân thờ Đạo Trời
Bậc giác ngộ Đạo thờ chung một gốc.
Phật cũng ở Tây Thiên Trúc
Tiên cũng ở Trời Vô Cực
Cả hai đều là bậc Chân Nhân
Vô tánh, vô tâm, vô trần, vô dục.
Trên thấu lý Hư Vô
Sáng soi cho nhân loại.
Vào đời là muốn khai sáng lòng nhân
Mở Đạo để chỉ đường tu giải thoát.
Phật vô tánh nên về Trời Không Tướng
Tiên vô tâm nên về hiệp Hư Không.
Trong giữ Đạo trống lòng
nên tâm an
Ngoài không nhiễm thiện ác
nên tánh tịnh.
Vào đời vì khai định chánh kinh
Tỉnh Đạo vì yêu chung nhân loại.
Trước sau một Đạo của Trời
Dưới trên thông Thiên Huyền Học.
Kiến thị nhãn thông
Điểm Đạo hoá độ.
Không ôm chùa to tạo đồ chúng mê lòng
Không ôm Phật lớn làm cho người mê tín.
Đạo trong nhân là tu lấy thân mình
Tâm tỉnh, thân an, thoát vòng trần tục.
Đường vinh nẽo nhục xa cái lòng phàm
Mới vào ngả Phật từ bi giải nạn.
Ôm nhiều sanh ra nghiệp chướng
Mê nhiều sanh ra ngả luân hồi.
Khôn nhiều sanh ra lòng phân biệt
Biết nhiều sanh ra chúng sanh tâm.
Xưa nay người thông minh học Đạo bị sự thông minh của mình che đậy trí tuệ. Thượng Nhân thường dạy:
Người thông minh
Bị thông minh gạt.
Người khôn ngoan
Bị sự khôn ngoan của mình lừa gạt.
Người trí thức
Bị sự học vấn của mình hại.
- Lòng nhân được hưng thịnh:
Lòng của người là một sức mạnh
Về tinh thần, nó có thể lên chín tầng mây để làm Tiên đắc Phật.
Về vật chất, nó có thể xuyên phá mười tám cửa Địa Ngục để vào làm Quỷ Vô Thường.
Bậc hành Đạo, tỉnh tâm, tịnh ý
Là muốn giữ tấm lòng của mình cho thật chí nhân.
Đạo Lớn của lòng nhân
là vô ngã, phi tướng.
Đức Lớn của lòng nhân
là có sự độ lượng chứa mãi không đầy.
Nhân Lớn của lòng nhân
là độ mình và độ tha cho nhân loại.
Con có biết diệt ngã, phi danh, vô tướng
Thì mới vượt qua ngại chướng của Thánh Phàm.
Xưa nay Phật dạy đáo ngả Tây Phương
Hỏi lại người tu mấy ai biết giải thoát.
Người giải thoát là không tranh đoạt
Hàng tranh đoạt là chưa biết giải thoát.
Ngộ lớn không ai đi tranh việc nhỏ
Đạt lớn không đi ngả luân hồi.
Xưa nay tu Đạo thì đông
Khách ngộ Không chẳng có mấy.
Người phân biệt
bị sự phân biệt của mình che đậy.
Học đời: thêm
rồi thêm tới chỗ đoạ lạc.
Học Đạo: bớt
rồi lại bớt tới chỗ giải thoát.
Nước hưng kiến thiết lòng nhân
Đạo hưng giải thoát cái lòng phân biệt.
Giải được sự phân biệt Đạo mới thật chơn
Đạo thật chơn phải luyện tới chỗ Toàn Chơn.
- Nhân nghĩa được hưng thịnh:
Người nhân dùng nghĩa để độ đời
Nước lớn dạy người minh tâm ra phò Đạo.
Người nhân nghĩa không đoạt sở thích của người khác
Người nhân nghĩa không tranh quyền đoạt lợi của kẻ khác.
- Thật nhân nghĩa:
Ở chỗ cao biết độ tha
Ở chỗ thấp biết phò trợ
Vào trong nhân loại trợ duyên
Ra ngoài dùng Đạo hành nghĩa.
Nói lời nói quang minh
Làm việc làm chơn chánh.
Phật dạy:
Hành nghĩa là cái nền lớn
Lòng nhân là cái nhà lớn.
Người có đủ nhân nghĩa là đã cất cho mình một căn nhà lớn ở trên Trời rồi vậy.
Xưa nay Tiên Phật tu thân cũng không đi ngoài việc nhân nghĩa.
Thấy thiếu thì cho
Thấy dư thì quyên góp
Thấy ngã thì nâng
Thấy té thì đỡ.
Việc nhân nghĩa là lòng lớn của Chư Phật
Là cái công đức từ thiện lợi tha.
Hành Đạo cho đúng bậc nhân nghĩa
Thì vào hàng chí nhân đạt Đạo.
Nhân nghĩa là ngọn đuốc lớn
Để soi sáng cho bậc có từ tâm
Biết thi ân giúp đời độ chúng
Tích luỹ phước thiện để về Trời.
Việc nhân nghĩa là cái mực thước
Của hàng thiện đức làm phước tu thân.
Giúp người để người thức lòng phò Đạo
Cứu người để người gieo nhân lành kế tiếp.
Trồng nhân trợ đạo nghĩa
Trồng nghĩa trợ đạo nhân.
Người có đủ tinh thần lành mạnh
Không coi thường việc nhân nghĩa.
Người có đủ nhân nghĩa chơn chính
Không coi thường việc từ thiện độ tha.
Gốc lớn của Trời là lòng nhân
Đạo lớn của Phật là hành nghĩa.
Cho nên Phật dạy:
Kiểm lại cái lòng nhân
Khai tỉnh Lục Căn
Dạy đám Lục Trần
Cho tụi nó biết đường đi giải thoát.
Trời tuy xa tám trăm bốn chục ngàn dặm
Nhưng người có lòng nhân sẽ đi đến được.
Địa Ngục sâu một trăm tám chục ngàn dặm
Mà kẻ ác cũng biết mở cửa đi vào.
Nhẹ bay lên làm Trời
Nặng tuột xuống làm Đất.
Người có lòng Đạo phải biết tu tỉnh
Để cho cái lòng nhân thành bậc chí nhân.
Chân Nhân hướng độ tinh thần
Chân Nhân siêu độ lòng dân.
- Bậc trí sĩ được hưng thịnh:
Phật niệm kinh để luyện thành trí sĩ
Tiên đánh cờ để luyện đạo vĩ nhân.
Bậc trí sĩ thượng căn
Biết người biết mình
Muôn việc thành tựu.
Tịnh mình tỉnh người
Liên hoàn trợ thủ.
Bậc trí sĩ luyện mình trong nhân tâm
Trí lớn nước thịnh biết dùng.
Văn chương đạo đức phổ rộng truyền xa
Khai nền Văn Phật cho thiên hạ đồng học.
Đức Lớn của Trời
Tình Lớn của Chư Phật.
Đem Đạo Lý khai sáng nền văn hoá
Mở văn minh cho thiên hạ đồng về.
Trí lớn khai ngọn đuốc Bồ Đề
Nhân sĩ lớn lào thông chơn lý.
Phật dạy:
Trí giác ngộ thành sĩ tử
Sĩ tử giác tha thành đắc nhất
Đắc nhất trí giác thành ngộ Không
Ngộ Không thành bậc có trí tuệ.
Đem trí sĩ độ đời
Thì lòng nhân bủa khắp
Độ lượng được sâu rộng
Thiên hạ cảm đức lớn
Mến các nhân sĩ lớn
Mà vui hoà bốn phương
Trên dưới đồng thuận Đạo.
Đem trí sĩ ra làm việc
Thì sự công minh được mở ra
Nơi đô thành có hàng phụ mẫu
Chốn thôn làng có bậc thanh liêm
Cả hai hội thành sĩ tử của thời Thượng Đức.
- Nhân sĩ được hưng thịnh:
Lòng từ bi tế thế an bang
Đức nhân ái gội nhuần chơn Đạo.
Lòng nhân là Linh Bảo của Trời
Bậc thượng sĩ vào đời tỉnh thế.
- Đức lớn của nhân sĩ:
Là lòng bao dung vô bờ bến
Lên cao chứa trí tuệ độ tha
Xuống thấp chứa độ lượng yêu thương.
Mở trí cho người thượng đức
Mở tâm cho bậc nhân hiền.
Ra giữa công đường thành bậc thanh liêm
Vào trong công lý làm gương nhân sĩ.
- Đạo Lớn của bậc nhân sĩ:
Kỉnh Trời trọng Phật cho thiên hạ đồng tu
Yêu người quý vật cho nhân loại đồng hưởng.
Nhân sĩ có Đạo - tâm thành lành trí
Đạo sĩ có Đạo - tâm tánh vô tư.
Vô tư là bậc Đạo Nhân
Vô tranh là hàng nhân ái.
Trời Lớn lấy không trung bao dung khắp cả
Đạo Lớn chứa Hư Không chứa hết tất cả.
Nhân sĩ phổ cái lòng nhân
Là thay Trời hành đức hiếu sinh.
Thượng nhân có thể ở trong lòng người
Và có thể ở trong lòng Trời.
Thượng sĩ có thể ở trong nhân của người
Và trong Đạo của Thần Tiên Thánh Phật.
Thượng trí dung chứa tuệ giác bao la
Như pháp thuỷ kết lại thành mây
Bay cao khắp trong thiên hạ
Soi thấu muôn nơi an nhiên tự tại.
Nó có thể làm mưa rửa bầu ô trược
Nó có thể làm sương đêm ban mãi không dừng
Cây cỏ xanh tươi vạn vật khôn lớn
Côn trùng sỏi đá cũng được thuần lương.
Cũng nhờ vào lòng nhân của người thượng sĩ.
Bậc thượng sĩ mở nguồn trí tuệ
Phổ lòng nhân mở rộng tình Trời
Sĩ phu là cột lớn nhà Trời
Là nhân sĩ vào đời tỉnh Đạo.
- Dũng sĩ được hưng thịnh:
Lấy trí dũng khai nguồn chơn lý
Thành một người dũng sĩ của Phật Gia.
Đạo Trời có muôn ngàn vị Hộ Pháp
Nhà Phật có hàng triệu A La Hán, Thanh Văn.
Lấy trí dũng để hàng ma chướng ngại
Vượt gian nguy đại dũng mới thành.
Ngả Phật có ba đường hiệp một thể Đạo:
Đại Từ Bi
Đại Trí Tuệ
Đại Dũng Lực.
Từ Bi là cái lòng nhân của người nhân sĩ
Trí Tuệ là thượng học của hàng trí sĩ
Dũng Lực là của bậc đại hùng, đại dũng sĩ.
Trời sanh nhân sĩ để làm phụ mẫu
Trời sanh trí sĩ để làm bậc sư phụ
Trời sanh dũng sĩ để làm bảo quốc an dân.
Trời lấy lòng dân để làm mẹ
Phật lấy trí tuệ để làm thầy
Người lấy dũng lực để rèn luyện.
Bậc trí dũng là hàng hộ pháp lớn
Vào Đạo thì an Đạo
Vào nhà thì an nhà
Vào quốc gia thì an nền xã tắc.
- Bậc dũng sĩ vào Đạo:
Lấy trí để học kinh văn
Lấy dũng để luyện lòng thành tín.
Nhân lớn lấy trung tín làm nền
Đạo Lớn lấy trí dũng làm lực.
Học dũng để rèn mình
Học dũng để rèn nhân.
Trí dũng nâng cao
Đạo đức thạnh vượng.
Đạo có hộ pháp để bảo trì
Quốc gia có quân đội để an dân
Con người có trí dũng mới thực hiện cái lòng phò Đạo an dân của mình.
Luyện Tánh sanh Dũng Lực
Luyện Dũng Lực sanh Từ Bi
Luyện Từ Bi sanh Trí Tuệ
Luyện Trí Tuệ để thành bậc Chân Nhân.
Các vị thành Đạo xưa nay là có đủ dũng lực để vượt Tam Đồ Khổ của Phật để thành Đạo.
- Dũng Trí luyện mình:
Gặp khổ thì cam chịu để rèn hạnh đức
Gặp khó thì chấp nhận để rèn đức nhẫn nại
Gặp nguy thì phò trợ để tỏ lên lòng thành tín
Gặp nghèo thì giúp đỡ để diệt lòng phân biệt
Gặp nạn thì vui để trả các chướng nghiệp
Gặp thiếu thì cho để thực hiện lòng từ bi.
Lòng thành không ngại khó
Dũng chí vượt gian nguy.
Bậc đại dũng trí có làm hàng nguyên soái, đại tướng của quốc gia hay trở thành những bậc chơn tu, cũng biết thực hiện:
Lấy lòng thành tín để dạy người
Lấy đức công bình để luyện Đạo
Lấy sự bao dung để tha độ người
Lấy thưởng thí tới người không ưa mình
Lấy lòng từ bi hoá giải các oan gia.
Kết bạn gieo nhân
Phò chung một Đạo.
Kết lý giao tình
Một Đạo đệ huynh.
Trí dũng để làm nên nghiệp cả
Để thành người phò bá Đạo Trời.
Người trung luyện dũng để thành Thần
Người trí luyện dũng để lập thân
Người Đạo luyện dũng để thành chánh quả.
Thầy đã giảng qua là dòng nước lớn, đó là lúc:
Quốc gia hưng thịnh
Lòng người thạnh phát.
2. Còn đến Lúc Nước Bình là lúc:
Thiên hạ Thái Bình
Muôn nơi thạnh trị.
Nước bình muôn vật đều yên
Thái Bình nhân loại hưởng phúc.
Lòng Thái, thanh nhẹ giữa Hư Không
Tâm Bình, an nhiên giữa đại chúng.
Người nhân sĩ an để dưỡng Đạo
Người trí sĩ an để dưỡng thần
Người đạo đức an để dưỡng nhân nghĩa
Người dũng sĩ an để thạnh trị.
- Người nhân sĩ an để dưỡng Đạo lúc nước bình.
Muốn rót cho đầy lòng nhân của thiên hạ
Trước phải biết tu dưỡng cho đầy lòng nhân của chính mình.
Muốn an việc của mỗi người
Trước phải biết luyện tới chỗ an lòng của mình.
Muốn cho mỗi mỗi an yên
Thì mình phải có đủ trí định huệ thì mới siêu thoát cho họ.
Bậc phụ mẫu chỉ biết an mình
Thì thiên hạ noi theo đó tự an.
Bậc phụ mẫu biết dạy mình
Thì lòng nhân tự giáo mà giác.
Bậc phụ mẫu biết nhún nhường
Thì mỗi người sẽ cảm đức, tự hoá giải.
Bậc phụ mẫu biết liêm chánh
Thì hàng thượng trí học theo đó mà hành độ.
Bậc phụ mẫu có đủ lòng vị tha
Thì hàng triệu thiện trí thức theo đó mà hành độ.
Cao nhân thượng học cao nhân trị
An yên tỉnh Đạo Thiên Lý giác.
Người thượng sĩ an được bao nhiêu
Thì Thiên Lý cung ứng xuống bấy nhiêu.
An nhiên là lối giải thoát của Tiên Gia
An phận là lối tu dưỡng của người có Đạo.
Lòng an nhiên Ma Lục Dục không sai
Tâm an phận Quỷ Vô Thường không phá.
Trí an tịnh là thoát ra lòng của thiên hạ
Thì đường Lục Đạo mới không sanh
Thì mới an định tinh thần của người tu Đạo.
- Lúc nước bình người trí sĩ an để dưỡng thần:
Đạo Lớn:
Lấy Đức làm nền
Lấy Đạo làm nhà
Lấy Thần làm chủ.
Dưỡng Đức, Thần minh
Dưỡng Thần, Đạo linh.
Ông chủ có linh thiêng
Thì muôn người thọ phước của Thượng Đế ban xuống nhân gian.
Chơn lý có linh thiêng
Thì mới làm sáng tỏ cho hàng thượng trí an Đạo.
Người tu có linh thiêng
Thì mới dấn thân phục vụ, hoàng dương Đạo Pháp. Tâm vô quái ngại hành độ không lời.
Chơn Nhân có linh thiêng
Thì mới đem phép lạ của Trời để ra cứu đời.
Thánh Nhân có linh thiêng
Thì mới đem nguồn trí tuệ viết thành kinh điển, văn chương, thơ phú để cứu đời.
Trí an để dưỡng tinh thần
Sĩ hiền đóng góp cao tầng đẹp xinh
Nước bình dưỡng Đạo được linh
Thánh Nhân mở nước trí nhân lập đời.
- Nước bình người đạo đức an để dưỡng Đạo:
Đạo an linh ứng bốn phương
Đức an nuôi dưỡng nhân loại.
Đạo của Thiên Tử được an
Bốn phương thiên hạ Thái Bình.
Đạo của khanh sĩ được an
Quốc gia có bậc phụ mẫu.
Đạo của hàng soái tướng được an
Quốc gia được thạnh trị.
Đạo của các tôn giáo được an
Trong nước có nền văn học rộng lớn.
Đạo của các tướng sĩ được an
Biên cương yên định bờ cõi.
Đạo của lòng dân được an
Thiên hạ nhân gian đoàn kết.
Đạo của người tu được an
Chơn lý phổ rộng truyền xa.
Học Đạo Thái Bình
Trước phải bình tâm mình.
Học Đạo trị an
Trước phải an tỉnh mình.
Học Đức an bang
Trước phải độ cho mình.
Nhân bình lấy đức để an
Đạo bình lấy độ lượng để dung chứa.
Trời an, ban khí linh cùng khắp
Đất an sanh hoá mãi không dừng
Nhân an tạo phúc lớn cho thiên hạ.
- Lúc nước bình người dũng sĩ an để thạnh trị:
Đạo Lớn không có biên giới
Đức Lớn không có biên cương
Nhân Lớn không có bờ cõi.
Người dũng sĩ ra đời an trị:
Trước phò Đạo lập thân
Sau dưỡng Đạo giải thoát.
Đạo Lớn không dùng sức người
Đức Lớn không dùng mưu trí
Nhân Lớn không dùng binh gia
Đó là cách an trị của người đại dũng.
- Dũng Lớn không dùng sức người:
Mà dùng sức của Trời để cảm hoá lòng nhân, mỗi mỗi theo Đạo để phò Cơ tải Đạo, và yêu nước mến dân trong tình con chung một mẹ.
- Dũng Lớn không dùng mưu trí:
Thành trụ hoại không là thế đi của Đạo
Bốn mùa tám tiết là thế chuyển của Đức
Nên hư thành bại là hoạ phúc của Nhân
Vạn sự để theo thế tự nhiên cho lòng người mến đức mà tự lập thân phận công danh.
- Dũng Lớn không dùng tới binh gia:
Đạo Lớn của Trời là Vô Danh Chi Bảo
Người có dũng lớn vì Đạo mà làm chớ lòng không cầu danh phận. Nên không muốn tranh danh đoạt lợi với ai. Trong ngoài vô tư trống rỗng.
Đức Lớn của hàng Tiên Phật là Vô Tranh Chi Giáo
Người có dũng lớn của hàng Đại Giác lại không muốn xâm lấn của người.
Tức là:
Bậc thượng đức không Đức
Nhờ không chấp vào nó mà không có lòng phàm.
Bậc thượng đức vô tranh
Nhờ không tranh mà cải tánh diệt danh thành Đạo.
Bậc thượng đức không cầu bổng lộc
Nhờ không cầu bổng lộc mà dạy người truyền đời.
- Nhân Lớn vô danh thị:
Bậc chí nhân quân tử
Không thích chiếm đoạt sở thích của người.
Bậc có lòng nhân từ thiện
Không thích đi vào chỗ thiện ác phân tranh.
Nhờ có đầy lòng vị tha mà họ không dùng tới binh lực để tương tàn sát phạt lẫn nhau.
Người trí dũng có lòng Bồ Tát
Bậc chí nhân có tánh Bồ Đề.
Không dùng binh gia, vì nhận thiên hạ là con một nhà
Không phân biệt, mới vào cõi đại hùng, đại lực.
Đó là hai phần Thầy dạy về nước lớn và nước bình.
Tiếp theo, Thầy sẽ dạy cho con về phần:
3. Lúc Nước Ròng.
Biển động để thử tài người lái
Đạo suy để đo lòng đạo đức của con người.
Nước loạn mới rõ bậc trung lương
Đời suy mới biết Đạo của hàng Bồ Tát.
Đạo loạn mới thấy hàng trí tuệ hành nghĩa
Thạnh suy mới thấy tài bậc anh hùng.
Gia bần mới tìm con hiếu thảo
Lúc nghèo mới tìm bậc tri kỷ.
Thời suy mới biết rõ lòng nhân
Lúc nghịch mới rõ lòng hàng tuấn kiệt.
Tri kỷ mà không tri bỉ
Không phải là hàng tri kỷ.
Đạo đức mà không có độ lượng
Là không phải hàng đạo đức.
Trung lương mà không bảo quốc an dân
Là không phải đạo của bậc thượng võ.
Trí tuệ không diệt lòng phân biệt
Chưa xứng chức của hàng Thanh Văn Duyên Giác.
Bồ Tát mà không có lòng nhân
Không phải là bậc Phụ Mẫu của thiên hạ.
Mỗi con người đều có sẵn chiếc thuyền tâm linh, đó là chơn tâm giác ngộ.
Bậc giác ngộ vào biển đời biết lái
Gặp sóng nghịch khảo biết chế để qua bờ Bỉ Ngạn để giải thoát vòng sanh tử.
Gặp sóng gió xuôi chiều thuận khảo phải biết tỉnh để độ người, giải mình để thoát cho người.
Đạo nghịch mới biết ai chơn chánh
Đời xuôi coi chừng khảo thuận chiều.
Lúc nước ròng đừng có vào sông
Ở biển lớn tự do thông thả.
Đạo suy để đo lòng đạo đức của con người.
Rủ nhau tụ hội cho đông
Đến khi mở hội xuồng rông không đầy.
Rủ nhau đóng hội đóng bè
Đến khi nước đổ xuồng ghe đâu rồi?
Lúc Đạo suy ai người minh trí
Bậc lào thông chơn lý ở đâu
Nước ròng đo được cạn sâu
Nhờ đây mà học một câu chơn tình.
Tiên Ông bảo:
Từ đây con nghiệm theo đó mà học làm người, và luôn nhớ nhập định thường xuyên dưỡng Đạo. Người tu luyện nên nhớ là suốt đời không quên thanh lọc cơ tạng và tu dưỡng đạo đức. Có thường tu con mới nắm vững được chơn lý mà tịnh mình để độ đời.
Từ ngày được Thầy dạy Đạo, anh Thật Khờ Dại được mở mang trí tuệ. Anh ở núi Tòng Sơn cùng Tiên Ông luyện Đạo học kinh văn không ngơi nghỉ. Vào những ngày rảnh, anh cùng đám cọp đi dạo khắp núi rừng.
Một hôm Sư Phụ cho phép anh xuống núi.
Anh từ giả Sư Phụ rồi cùng với bầy cọp đưa anh về lại căn nhà xưa và gặp lại anh Lòng Tham.
Anh Lòng Tham tưởng rằng anh Thật Khờ Dại đã chết từ lâu rồi, hôm nay oan hồn về báo oán, nên anh quỳ xuống khấn vái và nói rằng: "Đệ Thật Khờ Dại ơi, đệ sống khôn thác thiêng, vì tôi có lòng gian đoạt tài sản của đệ, những gì của đệ tôi xin giao trả lại, nhưng xin đệ tha cho mạng sống."
Anh Lòng Tham vừa lạy vừa khấn, rồi bỏ chạy đi trong sự hoảng hốt. Chạy được nửa đường thì gặp bầy cọp doạ.
Từ đó anh Thật Khờ Dại ở lại căn nhà xưa cùng với ao cá. Ngày ngày anh an dưỡng tịnh tu.
Thơ rằng
Không lòng thành Đạo mới hay
Thật là Khờ Dại Đạo Thầy mới linh
Vô tư ngộ Đạo trong mình
Bật cười thành Đạo Chơn Linh một nhà.
- Hết -
(Hết trang 103, trang cuối.)
(Tiếp trang 74.)
Lòng trống, tâm cho thanh, trí tịnh
Giữa dòng đời không nhiễm mới thảnh thơi.
Trong nguồn đục mà lọc trong Huệ Mạng
Mới là người tỏ sáng chỗ đại tu.
Ngày đêm ra sức công phu
Học kinh lý cho tỏ thông lối giải.
Người khôn ham tranh
Ta dại vô tranh.
Người khôn cầu danh
Ta dại vô danh.
Ai thích phân tranh
Đi đường đoạ lạc
Ta yên lòng Đạo
Học lý Hư Vô.
Một bước tu thân
Không màn khôn dại
Được thua thành bại
Chưa có ai hay.
Phật tu giả dại đạp mây
Mới mở huệ vào đời độ chúng.
Dại là thượng sách chơn tu nên áp dụng
Dại giữa đời sống đúng lương tri.
Người ra đời danh phận đua thi
Ta vào Đạo yên lòng giác ngộ.
Dại để tu đến chỗ
Tỏ Huyền Cơ mở lối Chí Nhân.
Dại để yên luyện thần
Xa khách động cho thân tu tỉnh.
Dại để diệt mùi chung đỉnh
Về Hư Vô ngâm vịnh học kinh.
Dại để biết tu cho chính mình
Cửa giải thoát mới linh Chơn Pháp.
Khôn động trí tuệ che tối
Dại tịnh trí tuệ mở lối.
Khôn tranh, sanh tâm chúng sanh
Dại vô tranh, sanh Kim Thân Phật Tử.
Khôn chê hiền ghét dữ
Dại không chánh không tà.
Trong thâu hết tâm ma
Ngoài Ngũ Quan bế động.
Ở đời mà không động
Mới là dại Chân Nhân.
Ai cao ta học để luyện thân
Ai dại ta tới lui làm bạn.
Cửa Thánh vườn Đạo kết bạn
Lòng nhân việc nghĩa trợ phò.
Trồng cây ngô đồng giữa rừng tòng bách
Hái trái Đạo Tiên hương vị thơm xa.
Sống nơi công cộng hiệp hoà
Ai chê ta dại mà lòng thảnh thơi.
Chân Nhân làm bạn
Học chỗ Huyền Cơ.
Học nguồn văn thơ
Truy ra mạch lý.
Lên tới đầu nguồn
Rõ tánh Như Lai.
Dại ngoài khôn trong thoát vòng khổ ải
Dại trong khôn ngoài đi ngả luân hồi.
Hơn họ một lời gây thêm phiền toái
Thua họ một lời thật Đạo Vô Thinh.
Vô Thinh Chi Giáo
Chỉ Đạo Càn Khôn
Chơn lý vô ngôn
Dại là thượng sách.
Vào làm người lương tâm ai cũng rách
Tranh đoạt cho nhiều muôn thuở trầm luân.
Ngộ pháp giả dại để tu chơn
Học Đạo yên thân là thượng sách.
Từ đây con nên học theo cách nầy, làm việc và học Đạo.
Anh Thật Khờ Dại rất vui mừng. Vì:
Nhờ thật khờ mới tỏ thiên chân
Nhờ thật dại mới ngộ Tiên căn đắc Pháp.
Dại lợi danh thoát vòng tranh đoạt
Khờ tỉnh tu mới ngộ chơn khờ.
Người trí diệt trí mới sanh huệ
Người thông minh diệt thông minh mới sanh giác.
Người khôn diệt khôn mới an thần
Người giàu diệt lòng tham mới định trí.
Người có danh phận diệt danh phận mới yên thân
Người nhân nghĩa diệt tà chánh mới tỏ Đạo.
Người phân biệt diệt thiện ác mới thông minh
Người hiền nhân bỏ tâm chấp trước mới ngộ Đạo.
Người phú quý bỏ chỗ nhàn cư mới thông lý Đạo
Người vinh hoa phải bỏ tánh hưởng lạc mới thông minh.
Học đến đây mới thấy dại đời là thượng sách
Dại để mình thành Đạo mới là khôn.
Khờ học Đạo không gây chướng nghiệp
Thông minh đời càng vướng trở ngăn
Mùi phú quý tranh mãi chẳng nhàn thân
Khờ mới thoát dây tử thần nghiệp quả.
Tiên Ông hàng tuần dạy Đạo cho đệ tử Thật Khờ Dại của ông. Những ngày rảnh thầy trò cùng ngao du sơn thuỷ.
Hái trái rừng những lúc đói lòng
Uống suối mát đỡ cơn khát dạ.
Rừng núi bao la
Xem coi cảnh lạ.
Ngày làm bạn với thú linh
Đêm ngắm sao trời soi trí tuệ.
Lòng cho trống mới làm con Thượng Đế
Ngắm cảnh Thiên Không soi tỏ trí thiền.
Có học đến đây mới thấu Đạo Tiên
Mượn cảnh tịnh để thâu đơn đắc Pháp.
Tiên Ông tiếp tục dạy Đạo cho anh Thật Khờ Dại, để cho anh thấu hiểu được luật của Đạo và ba dòng nước.
(Hết trang 78.)
(Tiếp đầu trang 65.)
BA DÒNG NƯỚC
***
Ngày xưa, có hai vợ chồng ngư gia, nhà có một hồ cá chép thật lớn. Hằng ngày hai vợ chồng bán cá để nuôi thân.
Một hôm, hai vợ chồng nằm chiêm bao thấy một vị Tiên Ông râu tóc bạc phơ, và dắt theo một đệ tử đến gởi cho hai vợ chồng vị ngư gia. Khi tỉnh dậy, hai ông bà rất vui mừng. Từ đó bà thụ thai và sanh ra một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Đứa bé mang một bẩm tánh Thật Khờ Dại. Hai ông bà nuôi đứa bé cho tới được hai mươi tuổi, thì ông lẫn bà bị cảm gió qua đời. Từ đó chàng trai Thật Khờ Dại ở lại giữ ao cá và sanh sống bình thản.
Vào một hôm đẹp trời, có anh tên là Lòng Tham rủ một số bạn đến kết nghĩa với anh Thật Khờ Dại. Rồi ngày qua ngày, cũng nhờ ao cá mà cùng sanh sống.
Anh Lòng Tham lại sanh lòng chiếm đoạt nên bàn với số bạn lập kế chiếm giữ ao cá của anh Thật Khờ Dại mà khỏi phải trả tiền. Nên mỗi ngày cứ vào buổi ăn chiều, anh Lòng Tham kể cho anh Thật Khờ Dại nghe, là anh ta cũng có một hồ cá thật lớn, lúc thiếu tiền, anh ta chỉ cần câu hai con là bán đủ sống cho tới cả tháng, khỏi phải làm nhọc sức như ở đây.
Anh Thật Khờ Dại mới hỏi hồ cá ấy ở đâu và có nuôi những loại cá gì. Thì anh Lòng Tham bảo, hồ cá đó nằm ở vùng núi Tòng Sơn. Và cá ở đó có loại đầu rồng mình cá, có loại đầu phượng đuôi rồng, và còn có loại đầu lân đuôi phượng, trông rất đẹp mắt.
Anh Thật Khờ Dại tưởng thật, lại hỏi anh Lòng Tham có cách nào vào đó để sống hay không.
Anh Lòng Tham nói: "Có chứ. Nếu muốn, hiền đệ để cái ao cá nầy lại cho huynh, thì huynh sẽ giao hồ cá đó lại cho đệ."
Anh Thật Khờ Dại đồng ý giao ao cá của mình lại cho sư huynh, rồi thu xếp lên đường về núi Tòng Sơn sinh sống.
Anh Lòng Tham biết ở trên Tòng Sơn là nơi đầy dẫy cọp beo, khi anh Thật Khờ Dại lên tới đó chắc chắn là sẽ bỏ mạng, thì hồ cá nầy chắc chắn là thuộc về của mình. Nên sau khi anh Thật Khờ Dại đi rồi, anh Lòng Tham bắt thật nhiều cá bán cho có nhiều tiền, để trang hoàng nhà cửa, đón rước bạn bè, ăn chơi thoả thích.
Còn anh Thật Khờ Dại cố gắng vào núi Tòng Sơn. Anh leo được nửa núi, thì thấy năm con cọp dưới núi đi lên. Lúc nầy anh hết đường xuống núi, nên đành cố sức lên đến ngọn núi. Anh đi đến chiều thì gặp được một vị Tiên Ông ra đón về hang động, và năm con cọp cũng theo Tiên Ông về hang động an nghỉ.
Sáng hôm sau, Tiên Ông dẫn anh Thật Khờ Dại ra câu cá ở hồ Tòng Sơn. Anh câu được cá chép, nhưng chẳng thấy có những loại cá như anh Lòng Tham đã nói.
Anh ta mới hỏi Tiên Ông: "Tại sao ở đây không có cá đầu rồng?"
Tiên Ông đáp: "Làm gì trong nhân gian nầy có cá đầu rồng, chỉ ở trên hồ Trời mới có mà thôi."
Từ đó anh Thật Khờ Dại biết mình bị gạt, nên xin Tiên Ông ở lại đó tu Đạo.
Tiên Ông bảo: "Đạo của ta chỉ dạy cho người phải thật thà khờ dại, được như vậy thì ta mới nhận làm đệ tử của Tiên Gia."
Anh Thật Khờ Dại mới hỏi: "Tại sao kỳ vậy?"
Tiên Ông giải thích:
- Vì người thật người, họ rất thật thà. Dạy một học một, học mười tập mười. Vì nó:
Lòng không tham cầu
Nên sanh được tánh vô tư.
- Người luyện Đạo mà được tánh vô tư
Là đi tới cái nhân lành tột phẩm.
- Người học Đạo mà có tánh thật thà
Luôn biết kính thầy, quý bạn, trọng người quý vật, tinh thần không bị trí phàm che đậy, nên học Đạo Lý dễ thông suốt.
- Người thật thà
Không muốn hơn người
Kết giao bằng hửu.
Không buồn khi thua người
Kết thân để học tập.
Không nản chí lúc gặp khó khăn
Càng khó họ càng có nhẫn lực.
Không bỏ vỡ Đạo nửa đường
Càng tu càng trau giồi trí tuệ.
Không chạy theo thị hiếu phỉnh dỗ
Một lòng tu dưỡng cho tới thành Đạo.
Không sanh tâm phân biệt
Lòng không chứa ma chướng.
Cõi Trời chơn thật
Thần Thánh Tiên Phật sống chung.
Trên dạy Đạo thật chơn
Dưới thật lòng học tập.
Thầy thật tình bày chỗ Huyền Cơ
Trò thật dạ ra công tu dưỡng.
Người trên hướng thượng
Người dưới đồng thanh.
Trước sau bày tỏ tấm lòng thành
Dưới trên hoà thuận cùng tu Đạo.
- Thầy thật thầy
Là bậc Chơn Nhơn Đại Giác
Giải thoát rồi chỉ ngỏ đám môn sinh
Thầy luôn giữ Đạo cho mình
Bậc giác ngộ tuỳ duyên mà dạy dỗ.
- Trò thật trò
Tu chỉnh cho chính mình trước đã
Giải thoát mình rồi mới độ tha
Trước thanh tâm hàng phục Sáu Ma
Sau diệt đám Thất Tình cám dỗ.
Vượt qua biển khổ
Mới bàn việc độ đời.
Người thật tình dễ đoạt Đạo Trời
Vì lòng Đạo trước sau chơn chánh.
Thật lòng tu mở đường cứu cánh
Bậc siêu nhân thương đứa thật lòng.
Khách đời chê dốt bỏ bên dòng
Lòng Đạo khen sạch ít đóng rong.
Vì vậy mà Thầy thích nhận đứa khờ dại, thật lòng cầu Đạo tu thân, hơn là đứa tranh tu loạn Đạo.
Thật khờ dại Đạo tâm không tranh cãi
Học rồi hành, hành mãi không ngưng.
Thà khờ đời cho đạo đức chấn hưng
Trống lòng dục dễ sanh Tiên Mạng.
Khờ thật khờ Thánh Nhân kết bạn
Nhờ thật khờ độ lượng bao dung.
Đứng trên cao không có tranh hùng
Lo luyện tập thành nhân đắc pháp.
Xuống giữa thế lòng nhân bủa khắp
Đem trí khờ phả lấp phân tranh.
Khờ mà biết giữ Đạo cho thanh
Khờ mà biết buông bỏ đấu tranh giành giựt.
Khờ như vậy mới vào tâm định
Mở ra vòng Thiên Kính Vô Vi.
Hơn người cũng chẳng được việc gì
Thua người cũng chỉ chừng đó việc.
Khờ cho chết cái lòng phân biệt
Diệt tâm ma cho chơn ngã nó sanh.
Khờ mà biết nhập thất tu thanh
Đạo thành nhờ khờ mà đắc Thánh.
Khờ giữa đời xa lòng tranh cạnh
Cho nhơn tâm soi thấu Hư Vô.
Thật lòng tu cần giữ Đạo Khờ
Vô phiền muộn mới minh Đạo Pháp.
Khờ dễ vượt qua vòng bão táp
Bậc khôn lanh đoạ giữa đường trần.
Từ xưa nay Lục Đạo xoay vần
Biết bao bậc khôn lanh đoạ lạc.
Khờ biết Đạo lánh xa tội ác
Thoát vòng mê thị hiếu đua chen.
Đêm tham thiền, ngày dưỡng Đạo cho quen
Chuyện chi tới, xuôi cho khoẻ trí.
Người khôn tỷ thí
Mình khờ chịu thua
Nhẹ lòng ganh đua
Đi về bờ giác.
Xưa nhiều bậc công hầu tế thế
Làm nên lịch sử cho cả thiên hạ.
Rồi về yên ẩn giữa thanh sơn
Dùng Đạo Khờ luyện tánh Chơn Nhơn.
Phú quý vinh hoa lòng khờ không động
Khờ thật khờ nó chẳng nhiễm trần.
Khờ mà học được Đạo Chơn Nhơn
Khờ như vậy là khôn mối Đạo.
Khờ học Đạo lánh xa huyên náo
Tịnh lòng trần cho Đạo được linh.
Đời có trách vô minh, ta lặng tiếng
Đạo có trách khờ ngu, vẫn im hơi.
Đã học khờ buông bỏ lòng đời
Tâm trí tuệ vô tư nó khởi.
Học Đạo giữa Trời thoát xa nhân nghĩa
Luyện Đạo giả khờ cho trí tâm yên.
Khờ như vậy mới vào Đạo Tiên Thiên
Lái thuyền pháp vào miền Cực Lạc.
Mở trí tuệ học nguồn uyên bác
Khai huệ tâm tỏ chỗ trúc cơ.
Luyện Đạo như thằng khờ
Qua bên bờ Bỉ Ngạn
Nhìn xuống lại dòng đời
Trông quả đất màu xanh.
Nay chuyển mai luân theo dòng định mệnh
Xuôi chạy con người tham dục mê tâm.
Khờ giữa đời yên phận diệt danh
Thấy danh lợi không lòng tranh đoạt.
Trời cho sao, an phận thủ thường
Đạo đến đâu tuỳ duyên truy học.
Xa bạn xấu cho tâm an trí lọc
Kết duyên hiền học chỗ cao siêu.
Năm tháng qua mau, học theo thời đại
Mà giữ lòng tu giải thoát không ngơi.
- Người có tâm tánh thật khờ dại:
Dại đời khôn Đạo mới là thượng trí
Khôn đời dại Đạo là bậc phàm nhân.
Khôn Ma lường gạt khắp biển trần
Dây oan trái kết hoài không ngưng nghỉ.
Khôn Quỷ sanh ra lòng tà mị
Kẻ kéo người giành muôn đường đoạ lạc.
Thà giả dại cho thoát vòng phàm tục
Buông phàm tâm cho nhẹ dạ chơn tu.
Diệt phân biệt mới dứt vui buồn
Dại như vậy mới là chơn định.
(Hết trang 73.)
(Tiếp theo trang 61.)
12. Định huệ dường như không định huệ.
Tu đến chỗ lòng Trời, thì tâm người có Đạo đã dâng trọn mười phần cho Trời. Việc mình làm là Trời cảm ứng cho làm. Dù có làm cho cả thiên hạ, mà vẫn như không có làm.
Biết tới chỗ cùng tột
Thì việc thiên hạ do Trời làm.
Tu đến chỗ cùng tột
Biết mà không dám làm trái ý Trời.
Được thông suốt thì lại huyền ẩn
Được huyền ẩn thì lại đại định.
Được đại định thì thông suốt trí tuệ
Được thông suốt trí tuệ thì lại vô tư.
Chưa đầy càng lắc càng kêu to
Đầy rồi càng lắc càng sợ tràn.
Thùng rỗng kêu to vang xa
Đạo đầy yên lặng tịch diệt.
Yên lặng tới chỗ tịch diệt
Là vào Đạo Lớn định huệ.
Mở Thiên Tâm không muốn Đạo tràn ra
Thấu Pháp Giới muốn ẩn yên luyện Đạo.
Trống lớn kêu to
Bên trong trống rỗng.
Đạo Lớn yên ẩn
Tịch lặng tràn đầy.
Người chưa biết Đạo
Cho mình là biết.
Khi đã biết Đạo, đầy rồi
Cho mình không biết.
Đạo Gia đức lớn không để tràn
Tiên Gia đức lớn sống thanh nhàn.
Đức lớn hình như không đức
Vì không thấy nó đi nhận công, giành đức.
Trí tuệ dường như không có trí tuệ
Vì không thấy nó ra tranh đoạt.
13. Thông suốt dường như không thông suốt.
Biết Đạo Lớn là ngộ Không
Thì không dùng lời để dạy.
Biết được Đức Lớn là tịnh yên
Tuỳ đời hoá độ nhân duyên.
Trời lấy thông suốt để hành Đạo
Các vị Thiên Tôn chưởng giáo mỗi mỗi
Đồng thanh tương ứng theo lòng Trời
Đồng khí an dưỡng theo Đạo Trời.
Mặt trăng, mặt trời, và các hàng tinh tú
Di chuyển đồng nhất theo sự thông suốt của Đạo Trời.
Phật Lớn trí tuệ thông suốt,
Là Nhà Đại Bác Học ở giữa lòng Trời, văn minh không lường, Đạo cao vô tận. Nên Ngài phát minh vạn sự trên đời không ngừng nghỉ mà không nhận mình đã phát minh ra. Vô thinh lặng lẽ mà làm chủ cả thiên hạ.
Biết được cõi không ai biết
Mà giả như người không biết.
Biết nhiều học thanh khiết
Thanh khiết để thành nhà minh triết.