Cảm Tạ
Con thành tâm cảm tạ Thiên ân của Đức Phật Tổ, Đức Cha Trời Mẹ Đất, và Cộng Đồng Cửu Phẩm - Phật, Tiên, Thánh, Thần - Tam Giới Thiên Địa Nhân.
Con cũng thành tâm cảm tạ công ơn Thầy Tổ và chư vị Đạo Hửu ở địa phương và năm châu thế giới, đã đặc biệt quang chiếu Thanh Quang Điển Lành và trợ giúp cho con có phương tiện thực hiện các tập sách - Thi Văn Tâm Linh Đạo Học - để con và chư vị Đạo Hửu có cơ hội phụng sự Cơ Thiên Địa Đại Đạo của Đức Như Lai Phật Tổ và Đức Thiên Địa Phụ Mẫu.
Con chân thành ước mong được chia sẻ Tình Thương, Đạo Đức, và sự hiểu biết về Sức Khoẻ và Tâm Linh Điển Quang Đạo Học cùng với cộng đồng Nhân Sinh, Vạn Linh Tam Giới.
Một lần nữa con xin thành tâm đảnh lễ và cảm tạ Thiên Ân Bề Trên, và con đặc biệt cảm tạ chư vị Đạo Hửu, Thân Hửu cùng tất cả quí bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã và đang dành rất nhiều cảm tình và sự trợ giúp quí báu.
Trân trọng kính bái,
Vô Danh Thị
Lời Tựa
Đốn Văn Phật cho tỉnh lòng Đạo
Pháp năng hành Linh Bảo hiện ra
Ngộ không tên không tướng truyền xa
Không động tịnh là nơi giải thoát.
Đạo Học là chơn lý vô biên siêu nhiên tịch tịnh, như lòng Trời trước sau trên dưới rỗng tuếch, mà lại chứa cả thiên kinh muôn pháp của Hư Không. Người mới ngộ dường như trống không, vô tư, lặng lẽ, nhưng nào ngờ nơi đó là chỗ linh thiêng vô cùng.
Pháp giới thì mông lung vô tận, siêu hình hửu cảm:
Như cái nhà lớn chứa hết tất cả chơn linh.
Như một cái trống lớn đánh vào vang xa muôn dặm.
Như cái nhân lớn vô tên đầy ấp sự vi diệu.
Như cõi lòng Trời yêu thương tới chỗ đầu nguồn.
Như cái biển lớn đưa các thuyền pháp của Tiên Phật lui tới muôn nơi, ẩn yên một thể bất động.
Cõi vô hình sanh vật hửu tình
Cõi không động sanh tâm chánh giác.
Chơn lý Hư Không là vô hình bóng.
- Không thể lấy trí mà bàn, bàn nhiều sẽ trật.
- Không thể lấy tâm mà suy, vì suy diễn sẽ sai.
- Không thể lấy hiểu biết mà luận đoán, luận đoán sẽ bị lầm lẫn.
- Không thể lấy hửu tâm mà chép, chép thì không tỏ sự vi diệu của nó.
- Không thể lấy vô tâm mà truy, càng truy càng bị che đậy.
Muốn truy nó, thả lòng vô tư.
Muốn gặp nó, vô vi tự nhiên.
Muốn giữ nó, vô trần bất nhiễm.
Muốn tầm nó, tỉnh chỗ có duyên.
Có duyên Thiên Lý Toàn Chơn
Đạo tâm vô tư liễu ngộ.
Người muốn đạt Đạo Lớn:
Dọn mình sống tự nhiên
Yên thân sống tự tại
Yên Đạo sống an nhiên
Yên lòng đón Chơn Thiên.
Nhứt dục trần sanh
Vô vi biến dạng.
Nhất động trần mê
Chơn tâm che tối.
Phả lấp chỗ tự nhiên
Che đậy chỗ minh diệu.
Cho nên người học Đạo Lớn nên nhớ kỹ:
Phàm giả ngã, kết tánh chúng sanh
Chơn giả giác tự nhiên Phật hiện.
Nhất động không sanh
Lương tâm thanh tịnh hiệp về.
Đạt tịnh quy thanh
Muôn kinh ngàn điển hiệp thành Thánh Tâm.
Học Đạo Lớn không tình
Nên luyện chỗ vô hình,
Đạt Đạo Lớn không tâm
Nên Thiên Lý truyền tâm.
Ngộ nhất Không khai sáng thiên Không
Ngộ nhị Không Kim Thân cải lão.
Kính Bái
Vô Danh Thị.
Chơn Đạo Vô Hình.
Chơn Phật Vô Tướng.
Chơn Nhơn Vô Danh.
Chơn Tu Vô Tranh.
ĐỐN PHÁP NGỘ KHÔNG
☀️
CẦU ĐẠO GIẢI THOÁT
🔆
Ở chân núi Tòng Sơn có một vị Thiền Sư đã liễu ngộ được Phật Pháp. Vào một buổi sáng đẹp trời, vị Thiền Sư đang ngồi thiền định, thì có một vị Thiện Trí Thức đến vùng núi Tòng Sơn để gặp vị Thiền Sư vấn Đạo Giải Thoát.
Vị Thiền Sư đang thiền định, ông mở mắt ra, thấy nhà Thiện Trí Thức kia lưng mang ba lô, đầu đội lương thực, vai gánh dụng cụ đồ dùng; vừa đội, vừa gánh, vừa vác. Thấy vậy vị Thiền Sư tiếp tục nhắm mắt thiền định.
Vị Thiện Trí Thức chờ đến trưa không thấy có kết quả, nên ra về.
Vào một hôm, tháng sau, vị Thiện Trí Thức lại tiếp tục hành trang lên núi Tòng Sơn để gặp vị Thiền Sư cầu Đạo Giải Thoát. Lần này, ông mang một cái ba lô và đội một ít lương khô để dành phòng thân. Vị Thiền Sư biết ông đến, nên mở mắt ra và lắc đầu ba lần rồi nhắm mắt lại. Ngài không nói gì, và tiếp tục thiền định.
Nhà Thiện Trí Thức, cũng như lần đầu, chờ mãi không được, nên bỏ ra về.
Vào tiết Lập Thu, nhà Thiện Trí Thức thức tâm, một lòng cầu Đạo, và quyết gặp cho được vị Thiền Sư để vấn Đạo. Lần này ông chỉ mang theo một gói nhỏ quần áo và một ít lương khô. Đến núi Tòng Sơn, thấy vị Thiền Sư đang ngồi thiền định. Như thường lệ, vị Thiền Sư mở mắt ra nhưng lần này có khác, vị Thiện Trí Thức nầy được vị Thiền Sư mời ngồi và tiếp chuyện.
Nhà Thiện Trí Thức rất vui mừng và mau miệng hỏi: "Bạch Sư Phụ, con muốn cầu Đạo Giải Thoát."
Vị Thiền Sư đáp: "Con đã bỏ gánh công danh của đời, và con đã giải cho hai vai của mình một gánh nặng, nay nó được thông thả nhẹ nhàng rồi vậy. Còn con bỏ cái ba lô sau lưng nặng trĩu kia, đó là con chấp nhận sống theo tự nhiên, siêu nhiên, không vướng chấp theo lòng tư dục, lượm lặt các thứ phân biệt phàm tâm mà làm vướng bận sự phải quấy của thiên hạ. Và con cũng bỏ luôn cái đội nặng trĩu trên đầu, thì đầu con đã được thông thả.
"Từ tạo Thiên lập Địa đến nay, con người từ Tiên Giới giáng trần, vì ham mê mùi trần thế tục mà phải đội đủ các lớp, lâm vào mọi cảnh. Kẻ đội lớp công hầu thì phải học lòn cúi theo thời, ở ăn theo thế, cho phù hợp tình đời. Còn người đội lớp phú quý, thì suốt đời bị lòng hưởng thụ lôi cuốn, theo bè bạn vào những chỗ thanh lâu tửu sắc, mà tưởng lầm là cảnh hưởng lạc cao sang. Chớ bậc chơn tu thấy nó là cửa hang đi vào Địa Ngục đó vậy. Vì ngoại cảnh, con người không biết đội cho khéo trong vai trò của mình một đời, mà đời sau phải bị đội sừng lớn, tai dài, bận đồ da thú, phơi thây cùng tuế nguyệt cho thoả chí tang bồng hồ hải!
"Nay con đã vào đây cầu Đạo Giải Thoát, thì con đã bỏ được ba gánh nặng ấy, đó là con đi được nữa đường của Đạo Giải Thoát rồi vậy."
Nhà Thiện Trí Thức liền nhờ Thiền Sư dạy cho một nữa đường còn lại của Đạo Giải Thoát.
Vị Thiền Sư nói: "Hôm nay ta dạy cho con một pháp thiền căn bản, con về lại gia cang mà tu dưỡng. Vừa tu vừa làm việc nuôi vợ con, và thanh lọc bản thân cho sạch sẽ, thần trí được ôn hoà, rồi ba năm sau vào đây gặp ta."
Nhà Thiện Trí Thức chào Sư Phụ rồi ra về lại nhà.
Theo lời Sư Phụ, ông vừa tu dưỡng pháp môn thiền định, vừa cải thiện lại đời sống gia đình thành một gia đình có đạo đức.
Đúng vào mùa Thu năm thứ ba, ông lại khăn gói lên đường vào núi Tòng Sơn gặp vị Thiền Sư để học thêm phương pháp giải thoát.
Vị Thiền Sư dạy phương pháp giải thoát:
1. Buông cái lòng mê đời
Cho tánh được an yên
Bỏ cái tâm phân biệt
Cho trí được thanh tịnh.
Quên quá khứ của đời
Cho Ma Lục Dục cháy khô.
Bỏ cái suy tưởng vị lai
Cho Quỷ Thất Tình hết cám dỗ.
Quên thân
Bỏ phận
Diệt danh.
Muốn đạt Đạo Lớn
Sau trước không có thân sơ
Lúc chưa sanh ra là vô tánh
Lúc ngộ Đạo rồi phải học vô trần.
Xưa nay con người nhận giả làm chơn mà sanh ra hai con đường là tà với chánh.
Tà sanh chiếm đoạt
Chánh sanh cố giữ.
Cả hai không phải là Đạo Giải Thoát.
Muốn học Đạo Giải Thoát
Phải tự giải chỗ thân sơ.
Không mình
Không người
Không chúng sanh.
Trước phi tâm
Sau phi tánh.
Kế đến là phi phi tưởng.
Thì mới không còn ngại chướng trên đường đi vào Đạo Giải Thoát.
2. Bỏ danh phận địa vị
Cầu Đạo Lớn bên trong không có mình.
Đại học Đạo, cầu Đạo quên mình
Tiểu học Đạo, cầu Đạo có mình.
Quên mình là:
Quên thân cho ngã mạng không sanh
Quên tâm cho trí tuệ yên tĩnh
Quên tánh cho tà chánh cháy tiêu
Quên pháp cho thân được liễu ngộ
Quên Đạo cho diệt lòng thiện ác.
Đứng trước tâm
Tâm lại không tâm.
Đứng trước tánh
Tánh lại không tánh.
Đứng trong lòng
Lòng lại không lòng.
Đứng trong cảnh vật
Mà không có cảnh vật.
Có bỏ được như vậy, thì mới tỏ ngộ Đạo Hư Không.
3. Diệt Danh Đạt Đạo.
Đạo Lớn không tình
Sanh dưỡng Trời Đất.
Đạo Lớn không hình
Xoay vầng nhật nguyệt.
Đạo Lớn không tên
Làm chủ thiên hạ.
Phật gọi cõi Vô Tướng
Là Niết Bàn Tịch Diệt.
Tiên gọi cõi Vô Danh
Là Chơn Khí Hổn Nguyên.
Thánh gọi Cõi Vô Sanh
Là Huyền Đồng một thể.
Thần gọi cõi Vô Tranh
Là Vô Cực Hồng Mông.
Con phải luôn nhớ kỹ ba thể diệt danh nầy mà nghiệm cho ra mối Đạo.
Chơn Đạo Vô Hình
Chơn Phật Vô Tướng
Chơn Nhân Vô Danh.
Đạo chẳng cầu danh nên được thiên hạ kỉnh thờ
Phật chẳng cầu danh nên được nhân loại học tập
Chơn tu chẳng cầu danh nên tu Đạo giải thoát.
Giải được Đạo của mình
Thoát khỏi lòng tư dục.
Giải được Đạo của người
Là thiên hạ tự an.
Thiên hạ tự an
Vô Vi khôi phục
Thái Bình trăm họ
Quả cầu phát quang.
Đạo thuần Dương là nhờ trăm họ biết tu dưỡng cho tới chỗ an yên. Bây giờ ta lên lớp cho con về pháp Vô Vi Tiên Thiên.
Nhà Thiện Trí Thức hỏi Sư Phụ:
- Vậy con phải học ở 'Thiên' nào mới được đắc pháp?
Vị Thiền Sư đáp:
- Con có nghe qua trong kinh Đạo Học dạy, là Tam Thiên Thế Giới của Trời tuy là một thể, không trước, không sau, không trên, không dưới. Vì Đức Chí Tôn thương đàn con dại, nên Ngài lập ra ba thế giới để dẫn tiến Chơn Linh tu dưỡng Đại Đạo.
1. Thế giới thứ nhất là thế giới hoàn toàn Hư Linh, Hồng Mông huyền diệu; sống bên ngoài của thời gian và không gian vận chuyển; trước sau một chơn khí Hỗn Nguyên; trong ngoài Tam Muội Chơn Hoả đầy đủ. Phần đông các vị Hoạt Phật, Thiên Tôn, đều phải học qua pháp môn Hư Vô Vô Vi. Các vị Hoạt Phật, và các vị Thiên Tôn đều gọi là Chơn Pháp Hư Vô Không Tướng. Cõi nầy được dạy bằng Bạch Tự Chơn Kinh; huyền bí, hoàn toàn huyền bí, siêu hình học. Ở đó là thế giới vô ngôn, vô danh thị.
2. Thế Giới Nhất Nguyên. Ở đây là cõi Hư Linh Chi Khí trở xuống Thái Cực. Thái Cực chia ra ba thể:
- Khí Thuần Âm
- Khí Thuần Dương
- Đạo Trung Dung
Trong khí Âm sanh ra Nhất Dương. Nó là cái mặt trời hiện giờ. Đạo gọi là 'trung Âm hửu Dương'. Trong khí Dương sinh ra một tượng Thiếu Âm để đối lại tượng đó là mặt trăng 'trung Dương hửu Âm' hiện nay. Từ đó luồng khí linh thiêng của Hư Vô chiếu xuống chánh giữa của hai khí Âm Dương để làm thế đạo đức cho Âm Dương không lấn chen khí hoá của mình hơn qua vị trí khác. Chơn linh khí cả Vô Cực kết hợp với linh khí của Âm Dương mới sanh ra chín triệu sáu trăm ngàn vì tinh tú hiện diện khắp Tam Thiên Thế Giới.
Khi Thái Cực lập được ba thể vừa xong, thì tự nhiên trong Trời Đất kết hợp sanh ra ba tầng Đại La Thiên Giới để đại diện Tam Thốn Khí Linh của Vô Cực, để hiển Đạo khắp mọi nơi. Ở đây Thần Tiên Thánh Phật đồng luyện một pháp môn Tiên Thiên Vô Vi. Pháp môn nầy:
Căn Hiền tu đắc Thần
Căn Thần tu đắc Thánh
Căn Thánh tu đắc Tiên
Căn Tiên tu đắc Phật
Căn Phật tu đắc Thiên Tôn.
Pháp môn nầy nó đi kèm với bộ Thiên Kinh - Vô Tự Chơn Kinh - của cõi Đại Tam Thiên Thế Giới, mà hiện nay Sư Phụ lên lớp cho con về lại tu dưỡng tiếp tục cho đắc pháp để vào được hai cõi nầy mà tu dưỡng ba thời pháp của Trời mới thành chánh quả được.
Thời pháp thứ nhất là Huyền Linh Học
Thời pháp thứ hai là Thiên Tượng Học
Thời pháp thứ ba là Pháp Môn Học.
3. Sau khi Tiên Thiên Thế Giới lập xong, thì Trời lập ra Thế Giới Trung Thiên. Thế Giới Trung Thiên lại chia ra ba Thiên:
- Địa Tiên
- Thế Giới Nhân Loại
- U Linh Giới - cõi Âm.
Ba thế giới nầy bao gồm Thần, Thánh, Tiên, Phật, của cõi Địa Tiên. Tất cả phải đi theo sáu đường tiến hoá, gọi là Lục Đạo Luân Hồi, chuyển thân hoá kiếp không ngơi nghỉ. Cho nên Thượng Đế cho dạy các pháp căn bản hửu vi và một số kinh pháp hửu vi cho tới vô vi pháp môn, để dạy cho người biết tu dưỡng tinh thần, phục hồi thể lực. Còn kinh pháp là dạy Ngũ Luân, chỉ đường tu giải thoát. Nhưng giải thoát từ phàm thân mà xuất thần để tu về Trung Giới, để học Tâm Pháp Vô Vi Tiên Thiên, thì mới biết cách hiệp khí hoá Âm Dương, điều hoà mệnh lý, mà sanh ra Thánh Thai lập đảnh an lư, để về lại Đại Thiên Thế Giới, thì mới thật sự giải thoát, hoàn toàn Chơn Linh siêu thoát.
Còn phần đông các vị sư phụ đem các pháp Hậu Thiên dạy pháp môn sơ thiền căn bản phổ truyền trong quần chúng, để tập cho thể lực dồi dào mà an dưỡng đạo đức, cho kẻ dữ biết làm thiện, cho người thiện biết làm việc thiện, giúp hiền, độ khó, nâng đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái. Cho nên các pháp nầy ai ai tập luyện cũng được. Còn Tâm Pháp của Đạo Gia, không phải muốn học là học được.
Tâm Pháp dạy cho người có duyên
Tâm Pháp dạy cho người có Đạo
Tâm Pháp dạy cho người có căn cơ
Tâm Pháp dạy cho người lành Đạo.
Tâm Pháp là Linh Bảo của Trời
Là ngọc linh thiêng của người
Ai được nó như được Pháp Như Ý
Ai hành được nó như thâu lòng Trời vào mình.
Hửu duyên gieo giống xuống
Trời Đất sẽ sanh dưỡng
Vô duyên không có giống
Vô giống chẳng sanh tông.
Nhà Thiện Trí Thức hỏi: "Sư Phụ, có cách nào để con dễ tu đắc Tâm Pháp không?"
Vị Thiền Sư dạy: "Tâm Pháp là Tâm của Trời, Pháp của Phật. Người hành Tâm Pháp nên luôn nhớ kỹ những quy định sau đây:
1. Luyện Pháp quy Tâm
Ứng biến vạn pháp.
2. Luyện Pháp quy Không
Chế ngự muôn cảnh.
3. Luyện Pháp quy Nhất
Ứng đối vạn lý.
Không lấy Có làm nền
Có lấy Không làm nhà.
Có Tâm như không Tâm để hoà vào thế giới Huyền Không Hư Linh Chi Khí, huyền hoá đến vô cùng.
Có Tánh như không Tánh để hiệp nguồn chơn lý Nhất Nguyên. Không hình bóng, làm chủ muôn ngàn hình bóng, nắm giữ Càn Khôn, điều hành Vũ Trụ.
Đạo lấy Tâm làm bổn lai
Pháp lấy Tánh thâu diện mục.
Minh Tâm tỏ bổn lai
Kiến Tánh rõ diện mục.
Đến đây:
Tâm Pháp, ngộ Pháp Không
Tâm Đạo, ngộ Đạo Không.
Nhất Không hiệp khí hoá Hư Vô
Nhị Không hiệp Ba Ngàn Thế Giới.
Trời không tâm
Là Linh Khí cõi Hườn Đồng.
Cõi không tên
Là nguồn pháp Đại Quang Minh.
Phật nơi đây vô tướng
Nên luyện pháp không tánh.
Tiên nơi đây không tên
Nên luyện pháp không tâm.
Tánh là lý của Trời
Tâm là Đạo của Phật.
Hiệp Nhất Nguyên vạn pháp quy tâm
Nơi không động ngàn tánh hiệp nhất.
Biển Đạo vốn không tình
Lại sanh ra muôn vật.
Cửa Đạo vốn không tên
Lại làm chủ Trời Đất.
Đến được nơi Đạo Lớn:
Tu như không tu
Không tu như tu.
Bậc thượng sĩ ngộ nơi không Đạo
Bậc hạ sĩ ôm tranh Bá Đạo.
Bậc thượng sĩ không đức
Bậc hạ sĩ chấp đức.
Bậc thượng sĩ vô tranh
Bậc hạ sĩ ham tranh.
Học thượng nhân
Luôn giữ tâm trống lòng không.
- Mới hiệp Đạo tưởng như không có
Mà có cả Hư Không.
- Mới ngộ tánh tưởng như không tình
Nhưng lại hiệp Một vào biển yêu của Thượng Đế
Tình yêu bắt nguồn từ thời Nguyên Thuỷ, yêu trong lặng lẽ vô tư mà không lòng vị kỷ.
- Mới đốn pháp tưởng như không linh
Nào ngờ ngộ Không là chưởng quản muôn pháp.
Ngộ Không khai mở Linh Tâm
Đạt Đạo linh ứng khắp cả.
Tâm Không là tâm Chí Thiện
Tánh Không là tánh Chí Nhân
Pháp Không là pháp Chí Thánh
Đạo Không là Đạo Trường Sanh.
Mới ngộ cảnh Không
Dường như không động.
Mới ngộ Trời Không
Hình như trong trống.
Mới ngộ Chơn Không
Lòng như thông suốt.
Thành được Đạo Không
Trí tuệ suốt thông.
Biết được Đạo Lớn vô hình
Nên giữ lòng trong sạch quân bình.
Biết được Phật Lớn không tình
Bổn lai diện mục đều linh.
Nhân chi sơ tánh bổn thiện
Đạo ban sơ vô hình tướng.
Mỗi con người còn thân, nên còn dùng pháp
Đã thành Đạo Chơn Nhân, pháp tức Tâm Pháp.
Đạo Hửu Vi
Hậu Thiên dạy nơi cái Có.
Đạo Vô Vi
Tiên Thiên dạy chỗ ngộ Không.
Ngộ Không đả thông
Đạo thông chí công.
Tịnh Không thanh Không
Hiệp Không hườn Không.
Trống Không, Không Không
Hửu Vô về Tông.
Pháp vô tướng ngộ cảnh Trời không sắc
Đạo vô hình giải thoát cái trần tâm.
Tâm tĩnh Thần giao
An vậy lặng vậy.
Tâm giác Thần linh
Văn minh Phật Pháp.
Nhiếp tâm trung hoá giải phàm tâm
Thâu nguyên khí kết thân lập mệnh.
Trước dùng tĩnh để tịnh
Sau dùng thanh để định.
Tỉnh lòng trần tịnh luyện pháp môn
Thâu thanh khí Thuần Dương nhập định.
Lấy khí thanh xuống giải tâm
Thâu chơn khí về mở khiếu.
Tâm khiếu hiệp nhất
Đạo được viên dung.
Thông Đạo Tâm ngàn pháp đều linh
Mở Huyền Khiếu văn chương tiến sĩ.
Tiến đức tu thân minh Đạo
Sĩ tử minh hiền đắc Pháp.
Đến đây Đạo trong lòng đầy ấp, con nên giữ đức, đừng để cho tràn ra.
(Hết trang 19.)
(Tiếp theo trang 125.)
III. Đạo Lớn Không Hình
Vô hình vạn vật đều linh
Vô tình đạt Đạo giải thoát.
Đến đây nó có một cảnh giới phân biệt
Người tu phải đi tới chỗ vô nhiễm, vô chấp, thì mới vào được chỗ đại triệt, đại ngộ.
Tâm sanh Phật diệt Phật
Tâm sanh Ma diệt Ma.
Trước vô ngã, sau không chánh tà
Trước phi sắc, sau phi phi tướng.
Tánh sanh phân biệt diệt phân biệt
Tánh sanh thiện ác diệt thiện ác.
Đạo cao nhất là phi ngã, diệt danh
Pháp cao nhất là phi thiện, phi ác.
Không mình tức vô ngã tướng
Không người tức diệt ngã tướng
Không chúng sanh tức diệt phàm ngã, diệt luôn vô ngã.
Có diệt tận gốc của chơn tâm
Thì Đạo Vô Sanh mới hiện hửu.
Mới đắc pháp hườn Không đạt Đạo
Mới thống nhất vào chơn lý Vô Hình.
Diệt được tâm sắc tướng
Chơn tịnh tâm mới sanh.
Diệt được cái ngã tướng
Chơn Đạo mới hiệp về.
Phật đạt không hình
Hư Không tâm kính.
Phật đạt văn minh
Minh định Thái Không.
Thuyền pháp lái qua sông
Nhìn giữa dòng đổi xác.
Bốn phương thông đạt
Sáu Cõi Ba Nhà.
Vào Bảo Giang lái thuyền giữa Thiên Hà
Tâm thanh Đạo, Kỳ Sơn thơm lạ.
Đem thuyền pháp vào dòng sông ngộ
Đò vô tâm chở khách hửu duyên.
Giống Bồ Đề mọc lại Nam Thiên
Chuyện Thuỷ Hử anh hùng kết nghĩa.
Đạo khai mở truy hàng tòng bá
Đò Long Hoa mời bậc nhân hiền.
Chơn Lý Lộ Thiên
Nối Vòng Hai Tám.
Nhạc Trời trổi giữa Hư Không
Phổ truyền Đạo Đạo Chơn Không.
- Hết -
(Hết trang cuối.)
(Tiếp theo trang 108.)
Tiếp theo Thầy giảng về phần:
II. Phật Lớn Không Tướng
Bậc chí thượng hành Đạo
Không chấp vào sắc tướng
Nên Chơn Đạo giác ngộ
Không còn vướng trở ngăn.
Phật Lớn không màu
Chí thiện đại giác.
Phật Lớn không sắc
Không nhiễm cảnh vật.
Phật Lớn không tranh
Vô Thinh Chi Bảo.
Phật Lớn không Đạo
Giải thoát hoàn toàn.
Phật Lớn không giáo
Linh Đạo hiển thân.
Phật Lớn không nhân
Thân sơ diệt ngã.
Phật Lớn không ân
Hoàn Thiên làm cả.
Phật Lớn không tướng
Không vướng phân tranh.
Phật Lớn không hình
Niết Bàn chơn ngã.
- Phật Lớn Không Màu
Đạt Đạo Lớn diệt lòng phân biệt
Thiện ác không sanh
Chánh tà vô nhiễm.
Đạo mình mình ngộ
Đạo người người giác.
Lòng chí thiện là lương tâm đại giác
Đại là lớn
Giác là Toàn Chơn.
Đã đạt Đạo Toàn Chơn thì độ cả thiện lẫn ác.
- Phật Lớn Không Sắc
Hành Đạo toàn thiện không chấp vào cao thấp phân chia, trình độ nào cũng độ được.
Người hành Đạo gương mẫu, mực thước, là người có đầy đủ khoan hồng độ lượng.
Hoà mình vào chỗ phân biệt của nhân sanh, mà lòng toàn thiện, không bị nhiễm vào nghiệp quả của chúng sanh. Tự do dạy người độ chúng.
Người đã đạt Đạo thì không bị nhiễm vào cảnh vật. Cho dù vào đời ăn mặc như mọi người để cho phù hợp với phong thổ địa phương, mà lòng thì vô tư, luôn phổ truyền Đạo Pháp.
Vô vật vô tâm
Tuỳ duyên hành độ.
- Phật Lớn Không Thanh Âm
Nghe mà như không nghe. Nghe sự phải quấy, phân biệt, cao ngạo, của các giới. Nghe rồi lại bỏ tức thị không nghe.
Ở giữa thanh âm mà lòng không động, ở giữa chỗ phân tranh mà tâm luôn thanh tịnh.
Hành Đạo chỗ ồn ào
Tịnh tâm mới Đạo cao.
Vào đời trong dục vọng
Không động, thật giải thoát.
Nghe đó bỏ đó
Không nhiễm vào nó.
Biết đó bỏ đó
Không buộc vào nó.
Hiểu đó lặng đó
Thanh tịnh trong nó.
Còn Vô Thinh Chi Bảo là không nhiễm vào âm thanh thì không bị lòng dục vọng khuyến dỗ, thì mới giữ được Linh Đạo Toàn Chơn.
Trời dạy không có lời
Người ngộ Đạo nghe thấu.
Phật dạy không văn ngôn
Người giác Đạo hiệp được.
Tiếng Trời không âm thanh
Truyền Đạo bậc đắc thành.
Lời Phật trong thanh tĩnh
Thiền định được ngộ Không.
Liễu Đạo không có kinh văn
Dưới trên thiên chân một thể.
Ngộ Đạo không có âm thanh
Vô Thinh Chi Giáo Thượng Đế.
Bậc ngộ Đạo, buông Đạo nên đạt Đạo
Bậc thành Đạo, giải tâm đạt siêu thoát.
Phật Lớn vô thanh
Thành Đạo vô tranh.
- Phật Lớn Không Đạo
Người đạt Đạo, hành Đạo vì trồng nhân.
Tu dưỡng để gieo duyên
Không chấp Đạo mình là chánh
Không chê Đạo người là tà.
Lòng không cầu danh giữa thế đời, nên không nhiễm tà chánh.
Lòng hành Đạo vị tha, nên không chấp vào hơn thua.
Đạo Lớn của Chư Phật là lòng từ bi vô ngã
Cứu khổ ban vui, dạy người vô vị kỷ.
Đức Lớn của Chư Phật là cái độ lượng vô bờ bến
Đến đâu dung chứa đến đó.
Như hồ lớn chứa nước của Trời, nuôi người dưỡng vật.
Như biển lớn vời vợi mênh mông, cho thiên hạ thả thuyền lớn qua lại thảnh thơi, Năm Châu kết bạn.
Tự do giữa biển khơi
Nhìn trời cao vời vợi
Hưởng trọn vẹn khí lành
Giác ngộ cứu nhân sanh.
Đạo Lớn trên biển chu du
Phật Lớn lái thuyền độ chúng.
Độ lớn trong giữa nhân duyên nên áp dụng
Lượng lớn đưa thuyền pháp đi trong Ngũ Châu.
Có độ lượng đi đâu cũng thông thả
Giữ độ lượng nhàn nhã sống tu thân.
Độ lượng không nhân
Tự nhiên cảm nhận.
Độ lượng luôn giác minh
Nên ngộ Đạo viết kinh.
Đến đây các con mới thật sự:
Giải thoát Đạo của mình
Giải thoát Đạo của người
Giải thoát Đạo cho đại chúng.
Lòng không thắc
Tâm nhân sanh không mắc
Là đi đường cứu cánh vô sanh.
Vô sanh thường Đạo vãng sanh
Vô tranh thường Đạo lợi sanh.
Giải tới chỗ vô tranh
Thoát khỏi tâm chúng sanh.
- Phật Lớn Không Giáo
Tôn giáo là màu sắc
Vào đời là nhiễm trược.
Áo dơ vì trược dục, nếu chịu khó giặt thì sẽ sạch
Còn màu sắc bị dính vào, thì tẩy rửa lâu ra.
Người hành Đạo giải thoát chỉ biết dạy mình
Thiên hạ Trời dạy, giác mình thiên hạ tự ngộ.
Không đời cho tâm trí an nhiên
Không tôn giáo cho viên dung mối Đạo.
Đời vì chấp ôm nguồn tôn giáo
Ta nhờ thông theo Thiên Lý về Trời.
Dù có ôm Đạo cũng bị luân hồi
Ta bỏ cả, vô tư giải thoát.
Đời có một vật
Chúng sanh xẻ chia ba.
Đời có mười vật
Phân tranh lập ngôi truyền bá.
Phật Lớn dạy không lời
Nên yên lòng thiên hạ.
Phật Lớn dạy vô sư
Thiền định ngộ Chơn Như.
Thầy của bậc Đạo cao
Minh giải thật sáng suốt.
Đạo của bậc giải thoát
Không đi trong ràng buộc.
Còn ràng buộc là còn chấp vào mắc
Còn chấp mắc là còn chúng sanh tâm.
Đạo Lớn không phân
nên hiệp Đại Thể.
Phật Lớn không chia
nên vô ngã, vô biên.
Tịnh lặng lúc tham thiền
Lòng yên giữa thế thái.
Định lý trí được yên
Nên vô phiền hết não.
Ngộ chơn kinh Linh Bảo
Nên biển Đạo hiển linh.
Huệ thông tánh Thái Bình
Trong nhân sinh một thể.
Đạo khai trí định huệ
Nguồn kinh kệ hiệp về.
Bồ Đề vốn vô sanh
Người thành Đạo vô danh.
Minh Cảnh vốn vô tướng
Phật Đạo, Đạo trường sanh.
Đến đây:
Linh Đạo hiển thân
Trong ngoài thông suốt.
Dưới trên không ràng buộc
Sau trước được viên dung.
Lên tiếng cười to
Giữa trời rộng lớn.
Đạo Lớn không hình
Hiển linh khắp cả.
Ta là vô tướng
Chơn Đạo trường sanh.
Vạn vật sanh thành
Nhân duyên Trời Đất.
Ta vốn vô tâm
Hiệp Trời thông Đất.
Sống ở giữa Trời Đất
Lòng an tịnh vô vi.
Tiên Phật đến rồi đi
Siêu nhiên thật thanh nhẹ.
Phật bổn vô hình
Năng hành Phật Đạo.
Văn bổn vô tự
Chơn Kinh Linh Bảo.
Đến đây là giới ngộ Không
Vào đây là cảnh không lòng.
Tà tà mở cửa Thánh
Chánh chánh chẳng nhiễm trần.
Chánh tà không buộc thân
Đạo Chơn Nhơn sống mãi.
Khờ khờ mà không dại
Dại dại lại tinh thông.
Nhờ tu dưỡng trống lòng
Mà ngộ Không, đạt Đạo.
Ta nên học Trung Dung
Chánh nên tự áp dụng
Mới tới chỗ Toàn Chơn.
Chánh chưa phải là đúng
Tà chưa phải là sai
Vì cả hai chưa áp dụng
Đạo Toàn Chơn là Trung Dung.
- Phật Lớn Không Nhân
Tâm chúng sanh có thân sơ, của mình, của người
Bậc giác ngộ, tất cả nhân sanh như con đẻ, nên không còn chỗ của mình, của người.
Đi tới muôn nơi chỉ đường dẫn lối
Lên xuống muôn phương độ khách luân hồi.
Tỉnh một câu kinh văn cho bốn phương nhuần gội
Giác một lời lành khai sáng trí nhân sanh.
Tiếng chuông Lôi Âm vang giữa rừng đạo đức
Bậc nhân hiền tỉnh thức giải lòng mê.
Đạo Lớn cửa Bồ Đề mở rộng
Bậc chí nhân soi tỏ lui về.
Giữa chốn trần mê
Mây giăng che phủ
Ánh sáng thiên không
Chiếu xuống tan mây.
Sau trước tỉnh say
Giải đời thức Đạo.
Xa xa nơi huyên náo
Tĩnh tĩnh giữa biển người.
Trầm trầm nơi dục giới
Thanh thanh Đạo của Trời.
Định định trong thiền giác
Ngộ mình khắp mọi nơi.
Sóng bổ tung tăng
Lòng tu chí tịnh.
Đời rối lăng xăng
Tánh linh đã định.
Hư Không ngâm vịnh
Vạn sự lòng không.
Ai ở tâm trong
Nghe đờn Thiên Trúc.
Ai đến Vô Vi
Sáo Trời tì ti.
Cửu Khiếu khai thông mạch lý
Thiên nhiên hiệp thức vào lòng.
Cái Có, cái Không
Lòng ta vô sự.
Cái chánh, cái chơn
Tròn tròn luôn giữ.
Người đến Trời Không cảnh xa tình lặng
Người ngộ vô danh lánh xa hình tướng.
Trên giữ Trung Dung
Ta đi đến cùng.
Trong giữ Trung Dung
Hoà vào Hư Không.
Vào đời Trung Dung
Tự nhiên không động.
Sống không hình bóng
Lồng lộng vô tư.
Vô tư Không-Hư
Vô tư Chơn Như
Vô tư Đạo Trời
Vô danh không lời.
Thơ
Tôi có vô tranh của Đất Trời
Hiệp vào Nhà Lớn sống yên nơi
Ban vui cứu khổ không ngần ngại
Thức được hồn thơ giữa biển người.
Giải được mộng trần giải được tâm
Hoà Không hiệp thể tỏ trăng rằm
Tình đời tình Đạo luôn không nhiễm
Nhẹ bước về Không, vui với tâm.
- Phật Lớn Không Ân
Phật Lớn không nhiễm ân tình luyến ái
Còn luyến ái thì duyên nợ trai gái phát sanh
Còn luyến ân dây loan tơ hồng còn ràng buộc.
Trước trói bước người chơn tu
Sau trói lòng bậc giải thoát.
Cảnh ái hiện ra, dùng Quán Bạch Cốt hoá giải
Biển ân hiệp lại, dùng Pháp Thuỷ khử trược lưu thanh.
Ở trong chúng sanh không tránh khỏi tâm ái không sanh
Ở trong biển ân không sao tránh khỏi sự ràng buộc.
Đến đây các con cần phải biết luyện tánh như sen:
Bùn nhơ không nhiễm khoe màu sắc
Giữa thế không tâm đi đường Phật.
Sen mọc nơi trần
Hướng dương đạt pháp.
Thân sen giữa thuỷ
Vị kỷ tiêu tan.
Tánh luyện khí Xuân
Hạo Nhiên hiệp thể.
Lòng giữ vô trần
Thành con Thượng Đế.
Ở hồ Tiên sống an nhiên lặng lẽ
Ở hồ trần nhìn cá vàng bơi lội thảnh thơi.
Sau trước vô tâm
Mới thoát biển đời.
Sau trước thông minh
Lìa ân diệt ái.
Lòng vì thọ ân sanh ra biển ái
Lòng vì dục vọng trói lại làm người.
Tỉnh Đạo biển ái chẳng dám vui
Ngộ tâm thọ ân biết hoá giải.
Tri nhân, tri Đạo, bất tri tâm
Lòng nhân hành Đạo quên thân sơ.
Phật Lớn luôn dưỡng lý tu thanh
Nhân Lớn luôn dưỡng Đạo độ hành.
Mộng trần tan biến
Đạo thể hiệp về.
Mộng trần diệt mê
Bồ Đề tỏ ngộ.
Thân sơ luôn hành độ
Đạo đức mãi vun bồi.
Vào đời không có ta
Tỉnh đời không ôm Đạo.
Không ta, không ái, không ân
Không tình, Đạo Nhân đại định.
Biển ái nguồn ân điển linh đốt sạch
Giác tánh giải mê thành bậc giải thoát.
Thông suốt chỗ nên hư
Luôn hành Đạo vô tư.
Đạt đại giác nhờ thông biển ái
Hiệp Đạo Trời nhờ đạt Thiên Ân.
Nhân đến chỗ cùng tột Chí Nhân
Thì thành người vô tư đạt Đạo.
- Phật Lớn Không Tướng
Việc nhân nghĩa thiên hạ có thì ra phò trợ giúp.
Các con nên luôn nhớ kỹ chỗ:
Phật Lớn không tướng
Không vướng lợi danh.
Làm việc vì nhân sanh
Hành độ vì Đạo Lành.
Phật Lớn không tranh
Thuận duyên thì Đạo phổ hành
Nghịch duyên yên phận tu dưỡng.
Bậc thượng đức không tranh
Để giữ đức hiếu sanh.
Bậc thượng đức vô danh
Phò Đạo không vì lợi danh.
Bậc thượng đức vô trần
Trên cao biết khiêm nhường
Xuống thấp biết yên phận.
Tình không động vào trần bất nhiễm
Đạt vinh hoa nên thí đức thi nhân.
Bậc thượng học vô văn
Văn ngôn là phương tiện của Trời
Dùng điển kiến trúc cho Thánh Nhân
Viết lại để độ người dạy chúng.
Học Đạo là tầm chỗ siêu giác linh thiêng
Không vì văn tự mà chấp Có bàn Không, tổn đến đạo đức của Trời Đất.
Văn chí thượng là điển văn vô tự
Là mật ngôn, linh ngữ của Phật Gia.
Pháp Phật cõi Đại La
Là Vô Thinh Chi Bảo.
- Đạo Học Văn Hoá -
Hoá Văn thành Điển
Hoá Điển thành Khí
Hoá Khí thành Tinh
Hoá Tinh thành Thần
Hoá Thần hiệp Đạo
Hoá Đạo hiệp Không
Hoá Không hiệp Không
Trời Đất thông công.
Trời Đất thông công
Chơn Nhơn vô lòng
Đạo Chơn vô tánh
Phật Chơn hườn Không.
Nhất lý khai thông
Tâm đồng Trời Đất.
Không lý khai thông
Hườn đồng cải lão.
Nhỏ tới chỗ Toàn Chơn
Thành Kim Thân Chơn Nhơn.
(Hết trang 124.)
CHƠN ĐẠO TAM KHÔNG
🔆
Chơn Đạo Tam Không
Giải Thoát Toàn Chơn.
Chơn Đạo Tam Không đốn ngộ thiền
Giải đời thoát Đạo hiệp siêu nhiên
Hoàng dương Đạo Pháp Toàn Chơn hiển
Sáu Cõi Ba Nhà hiệp hoá duyên.
Hôm nay có duyên lành, Thầy sẽ giảng cho các con hiểu về cái lý Tam Không đạt Đạo siêu thoát hoàn toàn. Đó là:
Nhân Lớn Không Danh
Phật Lớn Không Tướng
Đạo Lớn Không Hình.
I. Nhân Lớn Không Danh
1. Giác ngộ tới chỗ Toàn Chơn
Mà làm như không giác ngộ.
Tu mà như không tu
Luyện mà như không luyện.
2. Độ cho hết nhân loại
Mà lại làm như chưa bao giờ làm.
Xả mình cứu đời độ chúng mà không tính công
Lao nhọc luyện tập nâng cao pháp giới mà không phiền hà sự mệt mỏi sanh mạng, một lòng chí công vô tư.
3. Đứng trên thiên hạ không thấy có mình
Đứng dưới thiên hạ không thấy động tình.
- Đứng trên thiên hạ trợ Đạo cho người hiền sĩ, trí sĩ, nhân sĩ, hiền tài.
Phò trợ việc nhân nghĩa cho thiên hạ mà lòng vô tư thanh tịnh.
Phò Đạo của Trời khai hoá cho nhân sanh, truyền đời đồng hành phật sự mà lại không nhận công, chí nhân, chí thiện.
- Đứng dưới thiên hạ lại biết nhún nhường, khiêm cung, lễ nghĩa, yên phận. Đợi thời của Trời, đợi sự tiến cử của người.
Dưỡng Đạo lúc không công
Yên thân để luyện trí.
Bình giải trí tịnh tu
Nhàn du giữa sơn dã.
Luyện lòng Không để hiệp trí không động
Luyện tánh Không cho trống nhân duyên.
Dốc sức học linh thiêng
Định tâm khai diệu lý.
Nhàn thân để học Đạo
Diệt trí nhàn cư bất thiện.
Đời sống thanh cao không vì nghèo mà không làm được
Một túi cơm, một bầu nước, giữa rừng tòng bách, để cho trí Hư Vô luyện Đạo Thái Không.
Luyện Đạo, về bến vô tư
Khai tâm, cầu kinh chơn giải.
Cầu tiến thân trong định lý tham thiền
Tỏ ngộ Đạo luyện tâm bất tử.
Tới lui với bậc thiện trí thức
Để học cao kiến giữa nhân sinh.
Học Chơn Đạo không có mình
Hoà đồng cùng Đại Vũ Trụ.
Học nhẫn nhục không có người
Lòng vô tư thương yêu tha thứ.
Chí công trong việc tu dưỡng siêng năng
Vô tư trong việc giác ngộ Đạo Lớn.
Việc của thiên hạ là việc của Trời
Đạo đức của thiên hạ là đạo đức của người.
Vào trong thiên hạ xây nền tảng giáo pháp
Đứng ngoài thiên hạ dựng nhà lớn vô tư.
Trên trọng Đạo, thờ Trời, Hư Vô tĩnh tĩnh
Dưới dạy người thành bậc chí công chơn sư.
Vì đời mà truyền nhân
Vì Đạo mà truyền đời.
Sống trong đời hoà cùng đại thể
Tỉnh yên người khai huệ thông tâm.
Trợ khí cho người phục thể hoàng dương
Tỉnh lý cho người mở đường tu dưỡng.
Chỉ chỗ lý số
Dạy chỗ huyền cơ.
Làm tất cả mà lại không thân sơ
Tuỳ duyên ngộ mà trợ hành khai hoá.
Đứng trước lòng nhân lại vô tư
Thành bậc danh sư lại vô tướng.
Nhã nhặn để giảng kinh
Thâm tình để giáo hoá.
Yêu tất cả chúng sinh như con đẻ
Thương tất cả vạn vật như em thơ.
Có cả thiên hạ mà lòng như không có
Giữ lý quân bình cho thiên hạ kỉnh tôn.
Đạo nhân mở ra dạy cho tất cả
Chơn lý phổ ra gieo duyên truyền bá.
Cho đời học chổ đường Đạo cao siêu
Cho người hoà cảm Tình Yêu Đại Thể.
Biển lớn một màu xanh rộng xa muôn dậm
Nên nuôi hết các loài thuỷ tộc như biển nước không lòng.
Trời lớn bao la chứa hết sự phân biệt của thiên hạ
Mà luôn ban khí linh nuôi chung tất cả.
Lòng nhân lớn vô tư, thương người quý yêu vạn vật
Mà luôn để nó tự nhiên sanh sanh hoá hoá.
Nhân chí thượng, đức lớn không lòng
Trong ngoài dưới trên trống trống.
Xa xa như ở gần gần
Gần gần như trong nhà lớn.
Hoá hình lúc định tâm
Luyện mình cho linh tánh.
Thầy giảng cho các con thấy được cái lòng nhân lớn của người mà hành xử cho đúng với cái đạo đức của đời Tân Dân Minh Đức.
- Lòng Nhân Lớn -
Kỉnh người để hoà chớ không đồng
Minh giải để hiệp chớ không theo.
Liên kết để hoá giải biết tự lập
Giáo dưỡng để dạy biết tự khai sinh.
Người nhân chấp vào đức
Mình giữ chỗ không đức.
Người nhân chấp vào Đạo
Mình giữ chỗ yên Đạo.
Người nhân chấp vào nhân
Mình giữ chỗ không mình, không người.
Người chấp đức, còn nằm trong nhân nghĩa ràng buộc
Mình học Đạo Giải Thoát, đứng trên nhân nghĩa
Mà luôn luôn biết trợ nhân hành nghĩa.
Người chấp Đạo còn ôm lòng Bá Đạo phân tranh
Mình học Đạo Siêu Thoát vượt ra vòng phi tướng
Mà vào đời, trong tâm hành Đạo vô tranh.
Đạo bất tranh hiệp thân Trời Đất
Đức bất tranh linh ứng vô biên
Nhân bất tranh hoà đồng giáo pháp.
Người chấp nhân duyên nên ôm cái có để giữ
Mình học Đạo, trong lòng không giữ chỗ mê danh.
Bỏ ác hành thiện
Đạt vô thiện ác.
Bỏ thiện hành ác
Trở thành đại ác.
Không thiện không ác
Chí nhân, đại giác.
Người có lòng chí nhân đại giác thì mới thành bậc siêu phàm xuất Thánh đạt Đạo.
Đạo người vô danh là không thiện
Đạo người vô tranh là không ác.
Vô danh lòng sanh thiện đức
Vô tranh lòng sanh đại đức.
Trời Lớn vô tranh dung chứa tất cả
Đất Lớn vô tranh nuôi chung thiên hạ
Người Lớn vô tranh là bậc giác ngộ hoàn toàn.
Cải tánh là bỏ đời tầm Đạo
Diệt danh là phổ Đạo vào đời.
Đạt Đạo vô danh
Linh thiêng tự ứng.
Đạt Đạo vô tranh
Nhân sanh tự hoá.
Đến cõi vô danh Hư Không chơn ngã
Đến cõi vô tranh Niết Bàn cao cả.
Trời thiêng lọc khí khinh thanh
Đạo tịnh trống lòng linh ứng.
Hơn thua là lòng của chúng sanh
Vinh nhục là tâm của đại chúng.
Đạo Lớn không muốn hơn người
Đức Lớn không đua với người.
Trước giữ bình tâm
Cho thiên hạ tự bình.
Sau giữ lặng tánh
Cho thiên hạ tự yên.
Bình giải kinh thơ thâu diệu lý
An nhiên lặng lẽ mở huyền cơ.
Tánh động dùng bình tâm hoá giải
Tâm an tỉnh lý tỏ thiên văn.
Trước sau không để nhiễm trần
Trong ngoài tánh linh thông thả.
Làm hết cả thiên hạ
Lòng vô thuỷ vô chung.
Độ hết cả nhân loại
Tánh thư thả trung dung.
Vô danh lấy thiên hạ làm Đạo
Vô tranh lấy thiên hạ làm thầy.
Hay để kiến trúc
Học để tỏ ngộ.
Dở biết huỷ bỏ
Văn minh mở ngỏ.
Hay kiến trúc theo thiện đức văn minh
Dở huỷ bỏ để khai rộng văn hoá.
Đạo Lớn giữa cái Không
Không nên ôm cái Có.
Giải thoát hiệp văn minh
Không nên ôm cố chấp.
Tiến vào trời Không vạn vật quy tông
Tiến vào chỗ Có vạn sự gò bó.
Ngòi bút lớn lấy pháp thuỷ làm mực
Tâm Đạo lớn lấy thiên hạ làm nền.
Nhân duyên của chúng sanh, mỗi mỗi theo đó dựng thành hàng cột lớn.
Để Trời cất nhà lớn cho hàng thiện đức.
Cho tất cả nhân loại về gặp lại Cha Mẹ của Linh Hồn.
Nhân Lớn vào động không động
Luyện tịnh trong động, chế động
Luyện thanh trong động, tĩnh động.
Chế động hoá giải các nhân duyên
Tĩnh động hoà đồng pháp môn giáo dạy.
Nhân Lớn vào đời không nhiễm:
- Không nhiễm danh
an phận, tĩnh tu, dưỡng Đạo, phổ đức.
- Không nhiễm tình
không sanh chúng sanh tánh, chấp có bàn không.
- Không nhiễm nhân duyên
tự do ngôn luận, bình đẳng, minh giải tới chỗ siêu thoát,
không lòng, vô tư, lặng lẽ.
Không mình để chơn lý tự sanh
Không người cho chúng sanh tự thức.
Vào đời thực hiện lòng chí nhân.
Nơi nào cầu, tự cung
Pháp nào cầu, tự độ.
Nhân nào cầu, tự giác
Lòng độ đời giác tha.
Tâm thanh cho mỗi người thanh bình
Mỗi người thanh bình cho thiên hạ Thái Bình.
Người thanh chơn lý phổ truyền xa
Đạo bình thiên hạ hưởng phước lớn.
Đạo thanh
Giải thoát cho đời vượt chỗ phân biệt.
Người bình
Đem lại sự Thái Bình cho thiên hạ tự an dưỡng.
Một người thành Đạo
Một hoa tâm khai.
Mười người thành Đạo
Thiên hạ có bậc chơn sư.
Ngàn người thành Đạo
Quốc gia có bậc phụ mẫu.
Triệu người thành Đạo
Đi tới thế giới đại đồng.
Cả thế giới thành Đạo
Quả cầu hoàn toàn Thuần Dương.
Quả cầu Thuần Dương
Thành cõi Thiên Đường
Vạn linh một Đạo
Thế giới Toàn Chơn.
Đạo đến đây Chơn Linh đạt toàn giác
Đức đến đây hoà hiệp với đại lượng vô biên
Nhân đến đây hoà đồng trong sự đại giải thoát.
Người ham tranh là vì chưa hiểu
Ta hiểu rồi hành Đạo vô tranh.
Người cầu danh là vì chưa liễu ngộ
Ta đã đạt liễu ngộ thì dạy chỗ vô danh.
Người tham dục là vì chưa giải được
Ta giải được rồi nên tạo phước cho người.
Người tham cầu vì ôm giới động loạn
Ta đạt tịnh nên chỉ người luyện Đạo khinh thanh.
Đời vì mê nên sanh Có
Đạo nhờ giác mới ngộ Không.
Đạo vì ôm nên chấp
Đạo giải thoát vô sanh.
Sanh trụ đi qua nhanh
Hoại diệt theo năm tháng.
Vô tranh sống thanh thản
Vô danh sống an nhiên.
Người thanh thản ngộ đường giải thoát
Lòng an nhiên về được Đại La.
Tình Lớn không có ta
Mà dung chứa tất cả.
Đạo Lớn không có danh
Mà sanh cả thiên hạ.
Nhân Lớn sống an nhiên
Mà linh thiêng vô ngã.
Cái Có cái Không
Mênh mông vô tận.
Đạo Có, Đạo Không
Vô tư tịch lặng.
Thái Bình giữa trời cao
Phật Tiên đồng một thể.
Linh thiêng giữa không động
Thần Thánh sống một nhà.
Người ngộ Đạo nhận làm Cha
Người siêu thoát nhận làm Thầy.